Trên thực tế, rất nhiều trường hợp người được hưởng di sản thừa kế vì những lý do mà muốn từ chối việc được hưởng di sản đó. Vậy làm giấy khước từ tài sản, từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện khước từ, từ chối di sản thừa kế:
Khước từ hay còn được hiểu là từ chối nhận di sản thừa kế, thường được dùng với mục đích người được nhận di sản thừa kế thông qua di chúc hoặc pháp luật không có mong muốn nhận di sản thừa kế được hưởng.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 610 Luật Dân sự 2015, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác cũng như quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do vậy, việc một cá nhân yêu cầu từ chối di sản thừa kế được nhận là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để được thực hiện quyền từ chối di sản thừa kế được quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Một là, việc từ chối nhận di sản thừa kế đảm bảo không được nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Hai là, khi thực hiện từ chối nhận di sản phải đảm bảo lập thành văn bản. Việc này phải được thông báo đến cho người quản lý di sản cũng như những người nằm trong diện thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản biết.
Ba là, trước thời điểm phân chia di sản thừa kế phải làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.
2. Hồ sơ, thủ tục thực hiện việc từ chối nhận di sản thừa kế:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế bao gồm:
– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
– Giấy tờ tùy thân của người làm thủ tục từ chối bao gồm giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao có công chứng, chứng thực).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– Nếu thừa kế theo diện có di chúc thì cần di chúc (nộp bản sao có công chứng, chứng thực).
– Giấy chứng tử của người để lại di sản.
– Giấy tờ xác minh quyền sử dụng đất bao gồm như sổ đỏ, sổ hồng.
Bước 2: Thực hiện thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế:
Người có nhu cầu có thể lựa chọn chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng, chứng thực hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường.
Khi tiếp nhận hồ sơ của người có yêu cầu, người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra giấy tờ và hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành yêu cầu người có yêu cầu từ chối di sản kí vào văn bản trước mặt người có thẩm quyền và thực hiện thủ tục chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.
Nếu như hồ sơ, giấy tờ của người có yêu cầu bị thiếu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo đến người có nhu cầu để yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa giấy tờ sao cho hợp lệ.
3. Làm giấy khước từ tài sản, từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu?
Thứ nhất, về việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật công chứng 2014, người thừa kế hoàn toàn có quyền yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 42 Luật công chứng 2014, việc thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, ngoại trừ trường hợp thực hiện công chứng di chúc hay văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản cũng như văn bản thực hiện việc ủy quyền có liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Do vậy, người có nhu cầu thực hiện từ chối di sản thừa kế có thể thực hiện việc công chứng văn bản này tại bất kỳ văn phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.
Thứ hai, việc chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế:
Căn cứ quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 5
Bên cạnh đó, việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng hay các giao dịch có liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực (quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
4. Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày … tháng … năm ………., tại (1) ……., chúng tôi gồm: (2)
1. Ông/bà:……….. Sinh năm : …………..
CMND số: ……….. do Công an …………. cấp ngày ……………
Hộ khẩu thường trú: …………
(Là (3) ……… của người để lại di sản thừa kế)
2. Ông/bà:………………Sinh năm : ………….
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ………….
Hộ khẩu thường trú: ……………
(Là ………… của người để lại di sản thừa kế)
Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà ……………
Ông/bà (4) ………… chết ngày………… theo …………do UBND ………… đăng ký khai tử ngày …………
Di sản mà ông/bà ………… để lại là: (5)
1. Sổ tiết kiệm …………
2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: ……………
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số: …………..; – Tờ bản đồ số: ……………..;
– Địa chỉ: ……………
– Diện tích: ……………. m2 (Bằng chữ: ……………. mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng:………….. m2; chung: ……………. m2;
– Mục đích sử dụng: ……………..
– Thời hạn sử dụng: ………………
– Nguồn gốc sử dụng: ……………..
Nay bằng Văn bản này chúng tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà chúng tôi được hưởng.
Chúng tôi xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật.
– Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Chúng tôi đã đọc nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào Văn bản này.
Người lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
(Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết mẫu văn bản từ chối:
(1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng.
Ví dụ: Văn phòng Công chứng xxx, địa chỉ: SN 12x, phường A, thành phố B, tỉnh C
(2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú…
Ví dụ: Bà: Nguyễn Thị T.; Sinh năm : 1979; CMND số: 123456xxx do Công an tỉnh D cấp ngày 14/5/2014; Hộ khẩu thường trú: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D
Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
(3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế.
Ví dụ: là con đẻ, là cháu ngoại, cháu nội…
(4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên…
Ví dụ: Ông Trần Ngọc V. chết ngày 10/11/2018 theo Trích lục khai tử số 80/TLKT, do UBND phường B, thành phố C, tỉnh D đăng ký khai tử ngày 14/11/2018
(5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở…
Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.
Ví dụ:
1. Sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AC 0000xxxxxx tại Ngân hàng X – Chi nhánh số 2 – tỉnh D ngày 22/02/2018 với số tiền gửi là 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn), mang tên ông Trần Ngọc V.
2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 186xxx, số vào sổ cấp GCN: 012xx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày 27/9/2012.
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số: 42; – Tờ bản đồ số: 10;
– Địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D
– Diện tích: 448 m2 (Bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi tám mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng: 448 m2; chung: không m2;
– Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị
– Thời hạn sử dụng: Lâu dài;
– Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Luật công chứng năm 2014.