Di sản thừa kế là gì? Di sản thừa kế có tên trong tiếng Anh là gì? Hướng dẫn công thức, tỷ lệ chia tài sản thừa kế đúng pháp luật?
Đối với mỗi gia đình và đối với mỗi cá nhân thì vấn đề thừa kế là một trong những vấn đề luôn được quan tâm đến hiện nay. Bởi đây là một trong những phần tài sản có giá trị rất lớn nên rất dễ để có thể xảy ra các tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình đối với phần tài sản này và nó sẽ chuyển biến trở thành khốc liệt dẫn đến hậu nhiều hậu quả xấu làm mất tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Các vấn đề dẫn đến việc chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế không theo di chúc,… Như vậy về việc chia tài sản thừa kế thì công thức, tỷ lệ chia tài sản thừa kế? Để tìm hiểu hơn về tỷ lệ chia tài sản thừa kế các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Di sản thừa kế là gì?
Thừa kế là hoạt động nhận tài sản riêng, quyền sở hữu, các khoản nợ, quyền lợi, đặc quyền, quyền và nghĩa vụ khi một cá nhân qua đời. Các quy tắc thừa kế khác nhau giữa các xã hội và đã thay đổi theo thời gian. Việc thừa kế chính thức tài sản riêng và / hoặc các khoản nợ có thể được thực hiện bởi người lập di chúc thông qua di chúc, dưới sự chứng thực của công chứng viên hoặc bằng các phương tiện hợp pháp khác.
Tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế thì được nhận định là khái niệm của di sản thừa kế.
Các loại tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác hay thậm chí là quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai cũng được nhận định là di sản thừa kế.
Các quyền nhân thân gắn với tài sản, quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại là các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại cho người thừa kế. Trong đó, các quyền nhân thân gắn với tài sản như: các khoản nợ, quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản bồi thường thiệt hại…
Theo luật, người thừa kế là người được nhận một phần tài sản của người chết (người đã chết), tuân theo các quy định về thừa kế ở địa phương mà người chết là công dân hoặc nơi người chết (người quá cố) chết. hoặc tài sản sở hữu tại thời điểm chết.
Việc thừa kế có thể theo các điều kiện của di chúc hoặc theo luật hiện hành nếu người chết không có di chúc. Tuy nhiên, di chúc phải tuân thủ luật pháp của cơ quan tài phán tại thời điểm nó được tạo ra hoặc nó sẽ bị tuyên bố là vô hiệu (ví dụ: một số tiểu bang không công nhận di chúc viết tay là hợp lệ hoặc chỉ trong những trường hợp cụ thể) và các luật nội bộ sau đó sẽ được áp dụng .
Việc loại trừ khỏi quyền thừa kế của một người đã là người thừa kế theo di chúc trước đó, hoặc theo cách khác sẽ được thừa kế, được gọi là “không thừa kế”.
Một người không trở thành người thừa kế trước khi người chết qua đời, vì danh tính chính xác của những người có quyền thừa kế chỉ được xác định khi đó. Các thành viên của các gia đình quý tộc hoặc hoàng gia đang cầm quyền, những người dự kiến trở thành người thừa kế được gọi là người thừa kế rõ ràng nếu ở hàng đầu tiên và không có khả năng bị thay thế khỏi việc thừa kế bởi một yêu sách khác; nếu không, họ được cho là người thừa kế. Có một khái niệm khác về thừa kế chung, tất cả trừ một người đang chờ từ bỏ, được gọi là đồng thừa kế.
Trong luật hiện đại, các thuật ngữ thừa kế và người thừa kế chỉ đề cập đến việc kế thừa tài sản theo dòng dõi từ một người thân đã qua đời. Những người định đoạt tài sản được thừa kế theo di chúc thường được gọi là người thụ hưởng, và cụ thể là những người lập ra tài sản thực, di sản tài sản cá nhân (ngoại trừ tiền), hoặc di sản hợp pháp cho tiền.
Ngoại trừ ở một số khu vực pháp lý nơi một người không thể được thừa kế hợp pháp (chẳng hạn như bang Louisiana của Hoa Kỳ, chỉ cho phép việc thừa kế trong các trường hợp được liệt kê cụ thể [cần dẫn nguồn]), một người sẽ là người thừa kế theo luật hiện hành có thể bị truất quyền thừa kế hoàn toàn theo các điều khoản của di chúc (một ví dụ là di chúc của diễn viên hài Jerry Lewis; cụ thể di chúc của ông đã tước quyền thừa kế của sáu người con bởi người vợ đầu tiên và con cháu của họ, để lại toàn bộ tài sản của ông cho người vợ thứ hai).
2. Di sản thừa kế có tên trong tiếng Anh là gì?
Di sản thừa kế có tên trong tiếng Anh là: Inheritance.
3. Hướng dẫn công thức, tỷ lệ chia tài sản thừa kế đúng pháp luật:
Trên cơ sở quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc thừa kế của người thừa kế sẽ được người lập di chúc có quyền chỉ định, phân định phần di sản cho từng người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…
Một trong những quyền của người lập di chúc đó chính là quyền quyết định việc để lại di sản của mình cho ai và không ai có thể can thiệp cũng như hạn chế quyền này của người lập di chúc.
Tuy nhiên, cũng trê cơ sở quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự khẳng định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của một số người thừa kế của người lập di chúc có nội dung như sau:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”
Trong đó, theo như quy định này thì người thừa kế theo pháp luật được chia thành các hàng thừa kế như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất theo như quy định của Bộ luật Dân sự sẽ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai theo như quy định của Bộ luật Dân sự sẽ bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba theo như quy định của Bộ luật Dân sự sẽ bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Điểm quan trọng nhất đó chính là theo như quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
“Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Cũng chính tại quy định này đã cho chúng ta thấy được phần di sản mà một người thừa kế ở các hàng thừa kế là suất của một người thừa kế nêu trên được hưởng khi di sản của một người được chia theo pháp luật trong trường hợp:
– Thứ nhất, không có di chúc, di chúc không hợp pháp;
– Thứ hai, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Thứ ba, người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, đối với một suất thừa kế của một người thừa kế do người để lại thừa kế đã để lại được xác định dựa trên tổng giá trị di sản thừa kế mà người đó đã đẻ lại, số lượng người thừa kế được hưởng di sản thừa kế đó. Khi đó, công thức tính suất của một người thừa kế theo pháp luật như sau:
Suất của một người thừa kế theo pháp luật = Tổng giá trị di sản thừa kế / số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp
Bên cạnh đó, theo như quy định của pháp luật thì di sản thừa kế sẽ được thực hiện chia theo cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật
Trên cơ sở quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự đã được phân tích ở trên có nêu rõ, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo pháp luật một trong hai trường hợp:
– Một là, đối với những đối tượng trên không được người lập di chúc cho hưởng di sản;
– Hai là, đối với những đối tượng trên chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất trong di chúc.
Theo như quy định ở trên thì cách tính suất của một người thừa kế theo pháp luật đối với con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động được hưởng di sản thừa kế như sau:
Di sản được hưởng = 2/3 x (Tổng giá trị di sản thừa kế / số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp)
Trong đó:
Tổng giá trị di sản thừa kế: được xác định là phần giá trị di sản thừa kế còn lại sau khi đã thanh toán các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự nêu tại Điều 658 Bộ luật Dân sự:
– Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
– Chi phí cho việc bảo quản di sản;
– Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
– Tiền công lao động;
– Tiền bồi thường thiệt hại;
– Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
– Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
– Tiền phạt;
– Các chi phí khác.
Số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp: lại được biết đến là người thừa kế trong cùng hàng thừa kế thứ nhất hoặc hàng thừa kế thứ hai hoặc hàng thừa kế thứ ba (trừ người từ chối nhận di sản thừa kế và người không được quyền hưởng di sản theo khoản 2 Điều 644 Bộ luật Dân sự) nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.