Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng trong đó bên nhượng quyền có nghĩa vụ trao quyền thương mại và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho bên nhận quyền, và bên nhận quyền có nghĩa vụ thanh toán.
Trong bài viết này, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp kiến thức pháp lý liên quan đến các vấn đề pháp lý về
1. Khái niệm
“Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
– Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
– Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
– Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
– Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Theo quy định của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng trong đó bên nhượng quyền có nghĩa vụ trao quyền thương mại và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật đối với việc kinh doanh quyền thương mại cho bên nhận quyền, và bên nhận quyền có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhượng quyền. Bên nhận quyền có thể tiếp tục chuyển nhượng quyền thương mại cho người khác nếu hợp đồng nhượng quyền thương mại đã có thỏa thuận hoặc người đã chuyển quyền thương mại đồng ý cho chuyển tiếp.
2. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại
– Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền, uy tín và bí quyết của bên nhượng quyền. Tất cả các đối tượng là những tài sản vô hình.
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại thông thường là những hợp đồng dài hạn. Bên nhận quyền sẽ không sẵn sàng đầu tư của hàng, hiệu buôn, phương tiện vận tải nếu không có những bảo đảm rằng họ có thể sử dụng nhãn hiệu và bí quyết của bên nhượng quyền trong thời gian dài.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
– Tên và hình thức của quyền thương mại được chuyển giao (sơ cấp, thứ cấp, độc quyền hay không độc quyền).
– Nội dung, phạm vi của nhượng quyền thương mại.
– Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng.
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồg. Thời hạn do các bên thỏa thuận nhưng không quá 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Các bên có thể thỏa thuận việc chấm dưt hợp đồng trước thời hạn quy định hoặc gia hạn sau khi chấm dứt hợp đồng.
– Giá cả, chi phí, các khoản thuế và phương thức thanh toán.
– Quyền hạn, trách nhiệm của các bên.
– Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện.
– Tuyển dụng nhân viên.
– Cam kết của bên nhượng quyền chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin cung cấp cho bên nhận quyền theo Phụ lục đi kèm.
– Chấm dứt hợp đồng, thanh lý tài sản liên quan đến nhượng quyền và giải quyết tranh chấp.