Công chứng, chứng thực là quá trình xác minh thông tin trong thỏa thuận của các cá nhân là hợp pháp, không trái với quy định. Vậy, Hợp đồng đại lý có buộc công chứng, chứng thực không? Hiện nay, có tranh chấp hợp đồng đại lý nào?
Mục lục bài viết
1. Công chứng, chứng thực được thực hiện trong các giao dịch nào?
Theo quy định của pháp luật công chứng thì hoạt động công chứng được diễn ra nhằm mục đích xác thực tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch dân sự bằng văn bản. Quá trình chứng nhận này đảm bảo về mặt nội dung của các hợp đồng giao dịch không trái với đạo đức xã hội, phù hợp với quy định của pháp luật. Hoạt động công chứng diễn ra rất phổ biến tồn tại trên hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Ngày nay, các trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực có thể kể đến như sau:
– Đối với lĩnh vực đất đai ( được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 459
+ Những hợp đồng mà các cá nhân giao dịch với nhau liên quan đến chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
+ Liên quan đến văn bản ghi nhận về quyền thừa kế, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì cũng phải tiến hành công chứng chứng thực mới đảm bảo về mặt giá trị;
Lưu ý: Không phải tất cả các giao dịch nêu trên đều phải bắt buộc công chứng chứng thực, trường hợp ngoại lệ đó là những giao dịch này diễn ra với các tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản với nhau thì không bắt buộc phải công chứng và chứng thực.
– Những hợp đồng liên quan đến nhà ở:
+ Chủ thể tiến hành khi kết hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở được ghi nhận tại Điều 122 Luật nhà ở 2014 sửa đổi 2020 và Điều 459
Lưu ý: Khi thực hiện giao dịch tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì công chứng không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc này và không ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng.
+ Ngoài ra, khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán nhà ở thương mại , trừ trường hợp chủ thể tiến hành việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
– Các giao dịch liên quan đến xe: Chủ thể thực hiện việc mua bán, cho tặng xe thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Hiện nay, các loại xe được pháp luật ghi nhận bao gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh.
– Trường hợp kinh doanh bất động sản: Pháp luật cho phép các bên thực hiện ký kết mua bán, thuê nhà ở đã được xây dựng xong hoặc thậm chí là những công trình đang được hình thành trong tương lai (Điều 8 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản).
– Liên quan đến chọn người giám hộ (Điều 48
– Văn bản ghi nhận phân chia tài sản thừa kế theo di chúc (Điều 630
– Các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình:
+ Hai vợ chồng khi thực hiện thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 38
+ Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng.
– Giao dịch cho thuê doanh nghiệp tư nhân (Điều 191
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình và trong bộ hồ sơ thông báo với bên cơ quan đăng ký kinh doanh về việc này phải bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng. Nên hợp đồng cho thuê doanh nghiệp cũng cần được các bên tuân thủ công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng đại lý có buộc công chứng, chứng thực không?
Để hiểu được những vấn đề xoay quanh hợp đồng đại lý thì trước tiên bạn đọc cần hiểu rõ thế nào là đại lý thương mại. Theo ghi nhận tại Điều 166 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại thì đại lý thương mại được hiểu là một trong các hoạt động thương mại của các chủ thể. Theo đó, bên giao đại lý và bên đại lý là hai chủ thể đứng ra thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc trực tiếp cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Đồng thời, ngay tại Điều 168 của Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại thì nhà nước cũng đã quy định về hợp đồng đại lý khi ký kết giữa các bên phải thành văn bản hoặc được thể hiện bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, hợp đồng đại lý là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc tiến hành cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để nhận được hưởng khoản hoa hồng nhất định.
Theo các quy định nêu trên thì ta thấy pháp luật cũng không đề cập đến vấn đề: hợp đồng đại lý phải bắt buộc công chứng nên nếu các bên chỉ ký kết với nhau bằng văn bản hoặc hợp đồng không công chứng thì hợp đồng này vẫn phát sinh hiệu lực khi xảy ra những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đại lý thương mại.
Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần hiểu rõ các giao dịch dân sự khi được ký kết với nhau vẫn luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Khi đã xảy ra những rủi ro tranh chấp thì không thể tránh khỏi việc bị thiệt hại về tài sản, chi phí khắc phục, thời gian trì trệ do những mâu thuẩn gây ra. Nên hợp đồng được đem đi công chứng thì đảm bảo về tính pháp lý hơn và có hiệu lực thi hành đối với trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng theo thỏa thuận ban đầu. Chính vì vậy, pháp luật luôn khuyến khích các bên tiến hành công chứng hợp đồng nói trên để tránh vấn đề rủi ro liên quan đến quan hệ đại lý và hoạt động kinh doanh.
3. Những tranh chấp hợp đồng đại lý phổ biến:
3.1. Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng:
Chủ thể có quyền ký kết hợp đồng đại lý phải là thương nhân, pháp luật Việt Nam cho phép thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài thực hiện giao dịch kết hợp đồng này. Các cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, nhân danh chính mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Khi hợp đồng đại lý được ký kết bởi những người không có thẩm quyền ví dụ như người ký kết hợp đồng đại lý không phải là người đại diện theo pháp luật không được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết thì sẽ gây ra những tranh chấp không đáng có.
3.2. Tranh chấp hợp đồng đại lý do bên giao đại lý giao hàng không đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng:
Công việc mà bên đại lý phải thực hiện chính đối tượng trong hợp đồng đại lý. Công việc cụ thể ở đây là mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hay cung ứng dịch vụ thay cho bên giao đại lý. Những tranh chấp xảy ra khi bên giao đại lý cung cấp hàng hóa không đúng với đối tượng, số lượng hoặc chất lượng hàng hóa không ổn định. Nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp này có thể do những quy định chưa được ghi nhận cụ thể hoặc chỉ ghi chung chung dẫn đến hiểu lầm hoặc cá nhân lợi dụng những sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ.
3.3. Tranh chấp hợp đồng đại lý phát sinh khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán:
Hợp đồng đại lý thông thường tồn tại với một thời gian rất dài có thể được thanh toán nhiều đợt các khoản chiết khấu khuyến mãi thưởng rất là phổ biến. Nên vấn đề về thời gian thanh toán hoặc hai bên không có sự đồng nhất với nhau trong việc ghi chép số tiền đã giao dịch dẫn đến rủi ro xảy ra tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán.
– Ngoài ra, còn có thể kể đến những tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ bảo hành hàng hóa hoặc những rủi ro đối với hàng hóa do sự kiện bất khả kháng hoặc do sự thiếu thiện chí của bên đại lý dẫn chất lượng hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn; các vấn đề liên quan đến môi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia cũng là một trong những tranh chấp diễn ra phổ biến nên các chủ thể có thể lường trước và tham khảo hướng giải quyết phù hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật nhà ở 2014 sửa đổi 2020;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại.