Hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực? Ngân hàng đảo nợ khoản vay nhưng không có sự đồng ý của các bên đứng ra bảo lãnh.
Hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực? Ngân hàng đảo nợ khoản vay nhưng không có sự đồng ý của các bên đứng ra bảo lãnh.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi:
1. Hợp đồng thế chấp không có công chứng và chứng thực thì có giá trị pháp lý không?
2. Hợp đồng thế chấp bảo lãnh cho hợp đồng tín dụng công ty vay ngân hàng thời hạn là 1 năm nhưng 11 tháng công ty có tất toán khoản vay nhưng hôm sau ngân hàng lại cho công ty vay tiếp khoản vay như cũ (gọi là đảo nợ) mà ngân hàng không hỏi ý kiến các bên bảo lãnh và ký lại hợp đồng thế chấp vậy các bên bảo lãnh có phải chịu trách nhiệm bảo lãnh khoản vay tiếp theo của công ty không? Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Xem thêm: Hạn mức bảo lãnh là gì? Phạm vi giới hạn và chủ thể bảo lãnh ngân hàng
2. Giải quyết vấn đề
Công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:
“Điều 9. Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm
1. Việc công chứng hoặc chứng thực giao dịch bảo đảm do các bên thoả thuận.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia, về bản chất, đây cũng là một dạng giao dịch bảo đảm. Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định chung về hình thức của giao dịch bảo đảm thế chấp.
Xem thêm: Hủy bỏ hợp đồng là gì? Khác nhau giữa đơn phương chấm dứt với hủy bỏ hợp đồng
Việc xác định hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không phụ thuộc vào đối tượng thế chấp và được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ví dụ:
Căn cứ theo điểm 3, Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng
Theo Điều 122 Luật nhà ở 2014 mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên, không bắt buộc các trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở
>>> Luật sư tư vấn pháp luật đáo nợ khoản vay ngân hàng: 1900.6568
Đảo nợ ngân hàng
Theo quy định của pháp luật, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Điều 343 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt bảo lãnh:
Xem thêm: Hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh
Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
Như vậy, theo quy định, khi nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt thì việc bảo lãnh cũng chấp dứt. Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn cung cấp, hợp đồng thế chấp bảo lãnh cho hợp đồng tín dụng công ty vay ngân hàng thời hạn là 1 năm nhưng 11 tháng công ty có tất toán khoản vay nhưng hôm sau ngân hàng lại cho công ty vay tiếp khoản vay như cũ (gọi là đảo nợ) mà ngân hàng không hỏi ý kiến các bên bảo lãnh và ký lại hợp đồng thế chấp. Ngay khi công ty vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn, thì nghĩa vụ bảo lãnh đã chấm dứt, trong trường hợp này, các bên có nhu cầu vay tiếp, vào muốn được bên trước đó bảo lãnh đứng ra bảo lãnh, trong trường hợp ngân hàng tự ý ký hợp đồng tiếp mà không hỏi ý kiến bên bảo lãnh, tự ý hợp đồng thế chấp, thì trong trường hợp này, nếu không được sự đồng ý của bên đứng ra bảo lãnh, giao dịch bảo đảm này sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia giao dịch hoặc bên có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Bên nào có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì bên đó phải chịu trách nhiệm theo quy định.