Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải công chứng không? Khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức giao dịch.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải công chứng không? Khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức giao dịch.
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 6 năm 2015 bạn em có cho em mượn 350 triệu. Em và bạn em thống nhất bạn em giữ lại bìa đỏ của em và sau 1 năm sẽ tính lãi như ngân hàng. Sau đó khoảng 3 tháng bạn em có bảo vợ chồng em làm giấy mua bán và chuyển nhượng nhưng chưa có công chứng của văn phòng công chứng. Giờ bạn em lại không cho em lấy lại đất. Luật sư tư vấn giúp em ở trường hợp này, em có cách nào để lấy lại đất không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Khoản 3 điều 167
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.
Theo thông tin bạn cung cấp, tháng 6/2015 bạn có mượn bạn của bạn 350 triệu, bạn của bạn giữ lại sổ đỏ và sau 1 năm sẽ tính lãi như ngân hàng, sau đó, 3 tháng sau, bạn của bạn có bao vợ chồng bạn lập hợp đồng mua bán đất nhưng chưa có công chứng. Nếu trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng là giấy viết tay và cũng không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng này sẽ vô hiệu do không tuân thủ về hình thức bắt buộc theo quy định của Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005:
Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất: 1900.6568
Theo quy định của Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 thì khi giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên ngay từ thời điểm các bên xác lập hợp đồng dân sự, các bên có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Như vậy, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bạn đã xác lập với bạn của bạn sẽ bị vô hiệu, Bạn của bạn phải trả lại đất cho bạn. Nếu bạn của bạn không trả lại thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo thủ tục tố tụng dân sự.