Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Thương mại

Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    16/10/2022
    Luật Thương mại
    0

    Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì? Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại?

      Như chúng ta đã biết thì hiện nay vấn đề nhượng quyền thương mại cũng là phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp theo đó bên nhận nhượng quyền và bên nhượng quyền sẽ có những thỏa thuận với nhau để xác lập nên nội dung của phương thức này và căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành mà thực hiện.

      Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì?
        • 1.1 1.1. Ưu điểm của nhượng quyền thương mại:
        • 1.2 1.2. Nhược điểm của nhượng quyền thương mại:
      • 2 2. Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại với các bên trong thương mại:

      1. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì?

      1.1. Ưu điểm của nhượng quyền thương mại:

      Đối với bên nhượng quyền thương mại

      + Mở rộng thị trường, thăm dò được hiệu quả đầu tư khi thâm nhập được vào các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp.

      + Giảm thiểu chi phí cho hoạt động quảng cáo thương mại nhưng sản phẩm vẫn có sức lan tỏa rộng rãi.

      + Có thêm được nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền từ các bên nhận nhượng quyền.

      + Bên nhượng quyền có thể tận dụng kiến thức của bên nhận quyền để tìm hiểu và phát triển thị trường nước ngoài.

      Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại

      + Không cần tốn thời gian, tiền của và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu. Khi được nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền chỉ cần kinh doanh dưới danh nghĩa bên nhượng quyền, thừa hưởng uy tín của thương hiệu đó.

      + Các sản phẩm, dịch vụ và toàn bộ hệ thống hoạt động đều được chuẩn hóa từ bên nhượng quyền.

      + Được tập huấn và tiếp thu các bí quyết kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ bên nhượng quyền.

      + Có được nguồn cung nguyên liệu giá rẻ và đảm bảo – một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận trong kinh doanh.

      1.2. Nhược điểm của nhượng quyền thương mại:

      Đối với bên nhượng quyền thương mại

      + Việc duy trì kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn. Do hoạt động tại nhiều thị trường đa dạng và phức tạp, nguy cơ tạo ra các đối thủ là rất lớn.

      Người nhượng quyền phải chia sẻ các bí mật kinh doanh và kiến thức chuyên môn. Khi hợp đồng chuyển nhượng chấm dứt, một số công ty nhận quyền sẽ lợi dụng kiến thức mới thu được để tiếp tục kinh doanh, thường là bằng cách thay đổi chút ít tên nhãn hàng hay thương hiệu của hãng chuyển nhượng.

      + Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra , bao gồm cả những tranh chấp pháp lý.

      + Hoạt động kém hiệu quả của một bên nhận nhượng quyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu trên thị trường.

      + Bên nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được và trở thành đối thủ tương lai.

      Đối với bên nhận quyền thương mại

      + Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh, của các bên nhận nhượng quyền khác trong cùng hệ thống.

      + Bên nhận quyền không thể phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do hoạt động kinh doanh một cách khuôn khổ theo các quy định đã được đặt ra từ trước.

      + Bên nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với bên nhận quyền.

      + Khoản đầu tư ban đầu  có thể mang giá trị lớn.

      Trên thực tế ta thấy phần lớn các công ty nhỏ thường không có nhiều nguồn lực, năng lực quản lý còn yếu kém, uy tín thương hiệu chưa cao, lượng khách hàng không ổn định. Vì vậy, khi các công ty này tham gia thị trường kinh doanh với nhiều đối thủ mạnh khác thường thất bại, sớm lâm vào tình trạng phá sản.

      Bên cạnh đó, ưu điểm lớn nhất của mô hình nhượng quyền thượng mại  đối với bên nhận quyền là cho phép họ bắt đầu tiến hành kinh doanh bằng một mô hình đã được kiểm nghiệm với những yếu tố cải thiện sự thiếu hụt hiện tại của họ. Không những vậy vệc nhượng quyền không khác gì việc sao chép những hoạt động kinh doanh được coi là hiệu quả nhất. Nó khiến cơ hội thành công của các doanh nghiệp nhỏ tăng lên nhanh chóng nhờ tái tạo những mô hình kinh doanh có thực và đã được kiểm chứng.

      Tuy nhiên, không thể phủ nhận những bất lợi doanh nghiệp có thể gặp khi lựa chọn mô hình này nhưng đối với những công ty vừa và nhỏ thì đây là một trong những lựa chọn tối ưu để phát triển , đảm bảo sự ổn định ban đầu cho hoạt động kinh doanh của mình.

      2. Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại với các bên trong thương mại:

      Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại năm 2005:

      Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

      Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
      Đặc điểm của nhượng quyền thương mại:

      Từ định nghĩa trên và các quy định pháp luật quy định tại luật thương mại có thể thấy nhượng quyền thương mại có các đặc điểm sau:

      Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có mỗi quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau. Đặc điểm này được thể hiện rõ ngay khi hai bên kí kết hợp đồng, bên chuyển nhượng sẽ tiến hành hỗ trợ bên nhận chuyển nhượng đào tạo nhận lực, kỹ thuật bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi bên chuyển nhượng: Để đảm bảo tính thống nhất cùng với chất lượng sản phẩm của của toàn hệ thống đảm bảo uy tín và thương hiệu của mình bên chuyển nhượng  luôn giám sát, kiểm tra sâu sát (kiểm tra định kì, đột xuất) hoạt động của bên nhận chuyển nhượng. Hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất và thống nhất về lợi ích, các chuỗi cửa hàng hoạt động theo một hệ thống nhất quán về mọi hoạt động nhằm duy trì uy tín và hình ảnh, lợi ích của các lên quan hệ mật thiết như khi áp ụng một chiến lược dù đem lại hiệu quả hay thất bại thì các hệ thống nhận chuyển nhượng cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

      Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại đối với Bên nhận quyền

      Đơn vị nhận quyền từ tổ chức đã có sẵn thương hiệu không cần tốn thời gian dài gầy dựng thương hiệu riêng cũng như đau đầu tìm cách tổ chức quản lý, điều hành công việc. Chỉ với việc kế thừa sự thành công, danh tiếng, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền, bạn đã có thể tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh nhanh chóng cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của bên nhượng quyền.

      Đây chính là ưu thế chính khiến mô hình nhượng quyền phát triển rầm rộ, bởi lẽ để gầy dựng thành công một thương hiệu đôi khi mất hàng chục năm. Với trào lưu khởi nghiệp tại Việt Nam, các bạn trẻ đam mê kinh doanh có thể nhận quyền ngay từ các thương hiệu nổi tiếng quốc tế mà không cần tốn quá nhiều thời gian để thương hiệu đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng như cách kinh doanh truyền thống.

      Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại đối với Bên nhượng quyền

      Đơn vị nhượng quyền sẽ nhận được phí nhượng quyền (thông qua định giá thương hiệu), đồng thời tổ chức này sẽ hạn chế được tối đa chi phí để mở rộng mạng lưới kinh doanh ra nhiều quốc gia.

      Bên nhượng quyền cũng sẽ không cần lo lắng về nhân sự khi đặt chân đến một thị trường mới. Đơn vị nhận quyền sẽ thay bạn quản lý và duy trì hoạt động kinh doanh với tên thương hiệu vẫn thuộc sở hữu của bạn.

      Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại đối với Bên nhận quyền đối với quốc gia nơi đơn vị nhận quyền có trụ sở

      Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho đôi bên, nhượng quyền thương mại còn thực hiện sứ mệnh lớn lao đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại mỗi quốc gia, địa phương nơi chúng có mặt và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, Nhà nước có thêm nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng, kiến thiết đất nước.

      Dựa trên những ý nghĩa của nhượng quyền thương mại, ngày nay Chính phủ Việt Nam cũng đã hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp nội địa dễ dàng tiếp cận hình thức kinh doanh sáng tạo này. Điều đó được thể hiện rõ qua quy định về điều kiện nhượng quyền.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Nhượng quyền

        Nhượng quyền thương mại


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Franchise Business là gì? Phân loại 4 mô hình nhượng quyền?

        Một trong những chiến lược kinh doanh phổ biến trong những năm gần đây mà được nhiều công ty lựa chọn khi muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh đó chính là Franchise Business. Vậy Franchise Business là gì? Phân loại 4 mô hình nhượng quyền?

        ảnh chủ đề

        Phí nhượng quyền là gì? Chi phí nhượng quyền thương hiệu?

        Hình thức kinh doanh nhượng quyền hiện nay đang được các nhà đầu tư khai thác khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, trước khi chủ đầu tư muốn kinh doanh nhượng quyền thì phải tìm hiểu kỹ về các chi phí nhượng quyền để đảm bảo được vấn đề cân đối tài chính. Vậy phí nhượng quyền là gì? Chi phí nhượng quyền thương hiệu?

        ảnh chủ đề

        Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại

        Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại? Thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại? Thuận lợi và thử thách của mô hình nhượng quyền?

        ảnh chủ đề

        Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền

        Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền? Đối với bên nhượng quyền thương hiệu như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Phân biệt, so sánh giữa nhượng quyền thương mại và đại lý

        Sự khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và đại lý? Giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam? Giải pháp để tăng sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả?

        ảnh chủ đề

        Khả năng nhượng quyền là gì? Các tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền

        Khả năng nhượng quyền là gì? Các tiêu chí đánh giá khả năng nhượng quyền? Nhưng lợi ích của nhận nhượng quyền thương mại hiện nay?

        ảnh chủ đề

        Bên nhận nhượng quyền là gì? Các quy định pháp luật liên quan?

        Bên nhận nhượng quyền là một chủ doanh nghiệp nhỏ độc lập điều hành một cửa hàng bán lẻ của bên thứ ba được gọi là nhượng quyền. Các quy định pháp luật liên quan?

        ảnh chủ đề

        Bên nhượng quyền là gì? Vai trò của hình thức nhượng quyền?

        Bên nhượng quyền là gì? Vai trò của hình thức nhượng quyền? Đăng ký nhượng quyền thương mại?

        ảnh chủ đề

        Phí nhượng quyền bán là gì? Ứng dụng khác nhau của phí nhượng quyền bán

        Phí nhượng quyền bán là khoản bồi thường mà một nhóm bán nhận được như một phần của thoả thuận bảo lãnh phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Ứng dụng khác nhau của phí nhượng quyền bán?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|702623|
        "