Hiện nay với nên kinh tế đang từng bước phát triển việc thực hiện các kế hoạch và mục tiêu kinh tế toàn diện để thúc đẩy các yếu tố kinh tế đi lên là điều rất có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng. Việt Nam đã kí kết với một số quốc gia về hiệp định AJCEP. Cùng tìm hiểu về Hiệp định AJCEP.
Mục lục bài viết
1. Hiệp định AJCEP là gì?
Hiệp định AJCEP trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là AJCEP.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất hiều về hiệp định AJCEP hay còn gọi là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, được kí vào ngày 3 tháng 4 năm 2008 và có hiệu lực thực hiện ngày 15/8/2008.
Theo đó, Hiệp định AJCEP với nội dung thỏa thuận giữa các nươc tham gia về việc thừa nhận vai trò của các hiệp định thương mại khu vực trong việc đẩy nhanh tự do hóa khu vực và toàn cầu trong khung khổ hệ thống thương mại đa phương và từ đó khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên theo Hiệp định WTO và các hiệp định và thỏa thuận song phương, khu vực và đa phương.
Theo khuon khổ của loại hiệp định AJCEP nhằm mục đích cao cả là thiết lập khuôn khổ pháp lí cho quan hệ đối tác kinh tế toàn diện với nội dung cụ thể giữa các Bên tham gia hiêp định với nhau, thỏa thuận này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa, trong khi các vấn đề liên quan đến mở cửa đầu tư và dịch vụ vẫn tiếp tục được đàm phán sau đó. Đây là thỏa thuận thương mại tự do đa phương đầu tiên của Nhật Bản.
2. Nội dung, tinh thần hiệp định AJCEP:
Về phía Nhật Bản
Nhật bản lập thỏa thuận cho đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với các dòng sản phẩm cụ thể có 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế.
Đối với các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam, phần lớn được hương thuế suất 0% ngay khi Hiệp dịnh có hiệu lực như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, điện thoại, máy vi tính, đồ điện gia dụng, sản phẩm nhựa, giấy…
The hiệp định nhật bản đặt ra mục tiêu đến năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các nhóm nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…
Về phía Việt Nam
Bên cạnh những thở thuận của Nhật bản Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 8231 dòng thuế trong vòng 16 năm, gần 100 dòng thuế cắt giảm xuống 5% và khoảng 10% số dòng thuế còn lại cắt giảm một phần thuế suất hoặc không cam kết.
Tại Năm 2015, có 2874 số dòng thuế có thuế suất 0%. Theo đó Năm 2018, Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược.
Trong hiệp định Vệt Nam cũng thể hiện rõ cam kết về mục tiêu đến năm 2025, xóa bỏ thêm 26,4% số dòng thuế, nâng tổng số dòng thuế về 0% lên 88,6% tổng biểu. Theo đó với những mặt hàng không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành gồm các mặt hàng ô tô nguyên chiếc, phụ tùng linh kiện, đồ điện gia dụng, sắt thép, máy móc thiết bị…
3. Các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa của Hiệp định AJCEP:
Để bước vào ký kết Hiệp định AJCEP, ASEAN và Nhật Bản bắt đầu quá trình đàm phán vào năm 2003. Sau 5 năm đàm phán, năm 2008 cả 2 bên chính thức quyết định ký kết hiệp định vào tháng 3/4/2008 và đến tháng 8/2008 Hiệp định mới chính thức có hiệu lực.
AJCEP là Hiệp định kinh tế toàn diện về tất cả các lĩnh vực cả hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định này sẽ được thực hiện đúng như cam kết trong bản thỏa thuận Khung về Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (ký kết năm 2003).
Quá trình đàm phán của Hiệp định AJCEP khác xa với đàm phán trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc ở chỗ AJCEP là sự kết hợp giữa đàm phán song phương và đa phương. Theo đó, Việt Nam cùng ASEAN 6 đều tham gia quá trình đàm phán ở cả 2 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Một số nét chính khi Nhật Bản tham gia đàm phán ở cả 2 Hiệp định này như sau:
+ Khi thành lập khu vực mậu dịch tự do với ASEAN, Nhật Bản hướng đến mục tiêu đưa ASEAN chung của đất nước này. Đồng thời, sẽ tạo ra chuỗi liên kết các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các quốc gia trong ASEAN.
+ Tiến hành đi đến đàm phán để đạt được lợi ích trong từng lĩnh vực cụ thể.
+ Tự do hóa 90% kim ngạch xuất khẩu trong vòng 10 năm.
+ Nhật Bản sẽ tiến hành loại trừ các mặt hàng và chỉ tập trung vào các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp.
4. Danh mục cam kết trong AJCEP:
Theo hiệp định từ khi bắt đầu ký kết AJCEP, biểu cam kết của Việt Nam áp dụng cho các loiaj hàng há sản phẩm cụ thể với 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007). Theo đo Việt Nam sẽ tiến hành cắt giảm 8.771 dòng thuế, số còn lại sẽ là CKD ô tô với 57 dòng và 562 dòng thuế còn lại sẽ không cam kết cắt giảm. Cụ thể:
+ Danh mục được phép xóa bỏ thuế quan: Áp dụng cho 62,2 dòng thuế trong 10 năm. Theo đó, xóa bỏ thuế quan đối với 26,3% dòng thuế khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Đồng thời, xóa bỏ 33.,8% dòng thuế còn lại vào 10 năm sau khi thực hiện Hiệp định (năm 2018). Trong lộ trình 15 – 16 năm thực hiện Hiệp định (2023 -2024), Việt Nam sẽ tiếp tục xóa bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng. Nếu tính vào cuối năm 2025 Việt Nam đã xóa bỏ đến 88,6% dòng thuế trong tổng số Biểu đã cam kết.
+ Danh mục thuế nhạy cảm thường (SL) chiếm 6% dòng thuế và sẽ tiếp tục được Việt Nam duy trì ở mức 5% (năm 2025)
+ Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 8% dòng thuế, danh mục thuế này vẫn sẽ áp dụng mức thuế suất cao như hiện tại. Bên cạnh đó, mức thuế suất sẽ giảm xuống còn 50% vào năm 2023.
+ Danh mục không xóa bỏ thuế quan chiếm 3,3% và sẽ áp dụng thuế suất như hiện tại trong suốt lộ trình thực hiện cam kết của AJCEP.
+ Danh mục loại trừ là danh mục cam kết cuối cùng trong AJCEP và chiếm 6,0% số dòng thuế.
Lưu ý: Danh mục phân loại trên được lấy số liệu phân tích dựa vào Biểu cam kết của Việt Nam Việt Nam dựa trên AHTN 2007 và kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản trong năm 2008.
5. Cam kết cắt giảm thuế của Nhật Bản cho Việt Nam:
Căn cứ theo quy định đề ra tại Điều 8 của Nghị định thư quy định văn bản này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau ngày Nhật Bản và ít nhất một quốc gia thành viên của ASEAN
Theo số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này, sau Trung Quốc và Mỹ. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước này sang ASEAN đạt 11.580 tỷ yen (khoảng 110 tỷ USD), trong khi kim ngạch nhập khẩu đứng ở mức 11.760 tỷ yen.
Bên cạnh đó, ASEAN cũng là thị trường quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật Bản gần đây bày tỏ hy vọng thỏa thuận mới “sẽ thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và ASEAN, và sẽ tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên.