Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Tư vấn pháp luật

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

  • 27/03/202227/03/2022
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    27/03/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Sơ lược về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương? Khái quát nội dung, giới thiệu về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)?

    Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, có thành viên là Việt Nam và 10 nước ở khu vực Thái Bình Dương gồm: Ốt–xtrây–li–a, Bru nây, Ca–na–đa, Chi–lê, Nhật Bản, Ma–lai–xi–a, Mê–hi–cô, Niu Di–lân, Pê–ru, Xinh–ga–po. 

    Vào năm 2002, bốn nước gồm: Bru–nây, Chi–lê, Niu Di–lân, Xinh–ga po đã phát động thành lập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định P4). Do quy mô của 04 nền kinh tế này đều nhỏ, nên từ năm 2002 đến năm 2008, Hiệp định P4 gần như không có gì nổi bật cũng như bị lãng quên bởi các nền kinh tế lớn trong khu vực. Ngày 22/9/2008, Hoa Kỳ bất ngờ tuyên bố tham gia vào Hiệp định P4 kèm theo đề nghị bỏ qua khuôn khổ cũ của Hiệp định P4 và các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, với tên gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – Hiệp định TPP. Do đó, ngày nay, Hiệp định TPP vẫn luôn được xem là tiền thân của Hiệp định CPTPP. 

    Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, 12 nước thành viên TPP (gồm: Bru–nây, Chi–lê, Niu Di–lân, Xinh–ga–po, Hoa kỳ, Ốt–xtrây–lia, Pê–ru, Ma–lai–xi–a, Mê–hi–cô, Ca na-đa, Nhật Bản và Việt Nam) đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Át–lan–ta, Hoa Kỳ vào tháng 10/2015. Đến ngày 04/02/2016, Bộ trưởng của 12 nước đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Niu Di–lân và dự kiến hiệu lực thực thi cho Hiệp định này từ năm 2018 . 

    Hiệp định TPP được nhận định là chiến lược kinh tế quan trọng của 12 nước thành viên. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực Thái Bình Dương, đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật của các quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên; tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động; xây dựng một sân chơi tự do thương mại mới cho Châu Á – Thái Bình Dương. 

    Tuy nhiên, ngày 30/01/2017, sự kiện Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định TPP khiến cho Hiệp định này đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Với mong muốn hiện thực hóa sân chơi tự do thương mại mới 

    khu vực, Nhật Bản – thành viên lớn thứ hai – là quốc gia tiên phong tái triển khai Hiệp định TPP mà không có Hoa Kỳ. Nỗ lực của Nhật Bản đã tạo ra kỳ vọng cho 10 quốc gia thành viên còn lại về tương lai của TPP (10 nước thành viên còn lại là Bru–nây, Chi–lê, Niu Di–lân, Xinh–ga–po, Ốt–xtrây–lia, Pê–ru, Ma–lai–xi–a, Mê–hi–cô, Ca–na–đa và Việt Nam). 

    Tháng 5/2017, tại cuộc họp bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), các Bộ trưởng, Thứ trưởng (thay mặt Bộ trưởng) của 09 nước (là Nhật Bản, Bru–nây, Chi–lê, Xinh–ga–po, Ốt–xtrây–lia, Pê–ru, Ma–lai–xi–a, Ca na–đa và Việt Nam) đã đồng quyết về việc phải hiện thực hóa những lợi ích của Hiệp định TPP và nhất trí sẽ tiến hành nghiên cứu các kịch bản phù hợp về một Hiệp định TPP–11 không Hoa Kỳ. 

    Ngày 10/11/2017, tại cuộc họp cấp Bộ trưởng tổ chức bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, 11 nước thành viên Hiệp định TPP đã ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP và tiếp tục ký kết để Hiệp định CPTPP có hiệu lực mà không có Hoa kỳ. Toàn bộ nội dung đàm phán còn lại trong CPTPP được các nước hoàn thành vào cuối tháng 01/2018 tại Tô–ki–ô, Nhật Bản. Đến ngày 08 tháng 3 cùng năm đó, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức tham gia Lễ ký Hiệp định này tại thành phố San–ti–a–gô, Chi–lê. 

    Sau Lễ ký, 07 nước thành viên đầu tiên đã thực hiện phê chuẩn Hiệp định, gồm Mê–hi–cô, Nhật Bản, Xinh–ga–po, Niu Di–lân, Ca–na–đa, Ốt–xtrây lia và Việt Nam. Trong đó, Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực thực thi với 06 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn vào ngày 30/12/2018. Riêng với Việt Nam, Hiệp định CPTPP có hiệu lực kể từ ngày 14/01/2018 . 

    Mặc dù xét trên bình diện về quy mô thị trường, sức mạnh kinh tế lẫn kim ngạch thương mại đa phương, Hiệp định CPTPP không thể bằng Hiệp định TPP vì thiếu đi nền kinh tế lớn nhất toàn cầu là Hoa Kỳ nhưng CPTPP lại được đánh giá là toàn diện và khả thi hơn TPP. 

    Xem thêm: Hiệp định AICO là gì? Nội dung, tinh thần hiệp định và cam kết của các bên?

    Về cơ bản, Hiệp định CPTPP gần như giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP, đặc biệt là toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong TPP. Hiệp định CPTPP vẫn duy trì nền tảng là các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của TPP. Tuy nhiên, để tăng tính khả thi, CPTPP đã tạm gác lại những nội dung còn có ý kiến khác nhau và tạm hoãn những điều kiện cao có thể gây xung đột lợi ích giữa các nước thành viên hay những điều khoản khó khăn khi thực thi. 

    Hiệp định CPTPP được kết cấu gồm 07 Điều và 01 Phụ lục, thể hiện 02 mục đích chính: 

    Thứ nhất, quy định về mối quan hệ giữa Hiệp định CPTPP với Hiệp định tiền thân TPP. 

    Thứ hai, triển khai các nội dung có liên quan đến đến hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP. 

    Việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP phần nào đã giúp các nước thành viên còn lại giải tỏa được sức ép từ những điều khoản khó khăn của TPP. Tuy nhiên, vì các cam kết trong TPP đã toàn diện nên 11 nước thành viên Hiệp định CPTPP không sửa đổi hay hủy bỏ dù cho đó là những điều khoản khó khăn khi thực thi mà thay vào đó đã thống nhất sẽ tạm hoãn một số nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho tất cả 11 nước thành viên. 

    Nhóm nghĩa vụ được tạm hoãn này gồm 20 nhóm, phân bổ tại nhiều chương của Hiệp định CPTPP: 

    * Chương Sở hữu trí tuệ: 11 nghĩa vụ. * Chương Mua sắm của Chính phủ: 2 nghĩa vụ. 

    * Các Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và chống tham nhũng: 7 nghĩa vụ . 

    Xem thêm: Hiệp định GPA là gì? Nội dung, tinh thần hiệp định và cam kết của các bên

    Các nội dung liên quan đến cam kết lao động cũng như bảo vệ quyền của người lao động được khẳng định tại Chương 19 về lao động của Hiệp định CPTPP viện dẫn theo Tuyên bố năm 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Chương này cũng đưa ra mối liên hệ giữa việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản của ILO với các điều kiện thương mại và các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng. 

    Đối với Việt Nam, việc tham gia Hiệp định CPTPP là một quá trình dài với với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kết quả đạt được, về cơ bản, đã bảo đảm được các lợi ích cốt lõi của đất nước cũng như dành được nhiều ưu đãi thương mại và các quyền lợi khác cho Việt Nam. Trong khoảng thời gian kể từ thời điểm Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tham gia đàm phán Hiệp định TPP cho đến khi Quốc hội quyết nghị phê chuẩn gia nhập Hiệp định CPTPP là một trường những cuộc đàm phán và ký kết, thậm chí có những giai đoạn tưởng chừng như đã phải dừng tham gia. Tuy nhiên, Việt Nam đã bước vào quá trình đấy bằng sự chuẩn bị tích cực, chủ động và bám sát vào những định hướng, chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, sự điều hành của Chính phủ và các cấp có thẩm quyền.

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.453 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    CPTPP

    Hiệp định

    Hiệp định thương mại

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Hiệp định TRIPS là gì? Hiệp định của WTO về sở hữu trí tuệ?

    Hiệp định TRIPS là gì? Hiệp định TRIPS được dịch với tên tiếng Anh là gì? Hiệp định của WTO về sở hữu trí tuệ?

    So sánh nội dung giữa Hiệp định RCEP và ATIGA về thuế quan

    Các quy định về thuế quan của hiệp định RCEP? Thuế quan tiếng Anh là gì? Các quy định về thuế quan của hiệp định ATIGA? So sánh nội dung giữa RCEP và ATIGA về thuế quan?

    Cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA

    Cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP? Cam kết lao động trong Hiệp định EVFTA? Các cam kết lao động của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA?

    Xóa bỏ lao động trẻ em theo 02 Hiệp định CPTPP và EVFTA

    Tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em? Pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ lao động trẻ em? Xóa bỏ lao động trẻ em theo 02 Hiệp định CPTPP và EVFTA?

    Xóa bỏ lao động cưỡng bức theo 02 Hiệp định CPTPP và EVFTA

    Tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức? Pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức? Xóa bỏ lao động cưỡng bức theo 02 Hiệp định CPTPP và EVFTA?

    Xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động theo Hiệp định CPTPP và EVFTA

    Tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động? Pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động? Xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động theo Hiệp định CPTPP và EVFTA?

    Tự do liên kết và thương lượng tập thể theo Hiệp định CPTPP và EVFTA

    Tiêu chuẩn quốc tế về tự do liên kết và thương lượng tập thể? Pháp luật lao động Việt Nam về tự do liên kết và thương lượng tập thể? Tự do liên kết và thương lượng tập thể theo Hiệp định CPTPP và EVFTA?

    Thực thi cam kết về lao động của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP và EVFTA

    Thực tiễn thực thi các quy định về xóa bỏ lao động trẻ em? Thực tiễn thực thi các quy định về xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động? Thực tiễn thực thi các quy định về quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể?

    Giải pháp đảm bảo thực hiện cam kết về lao động theo Hiệp định CPTPP và EVFTA

    Giải pháp đảm bảo thực hiện cam kết về lao động theo Hiệp định CPTPP và EVFTA: xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động; tự do liên kết và thương lượng tập thể.

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Có được bồi thường không?

    Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Thẩm quyền thu hồi rừng? Người dân bị thu hồi rừng có được bồi thường không?

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo? Nghĩa vụ của bị cáo? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động và hướng dẫn viết phiếu

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là gì? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Hướng dẫn lập phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Một số quy định pháp luật về đăng ký dự tuyển lao động?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính của công an? Có được kiểm tra đột xuất hay phải theo thời gian quy định? Kiểm tra hành chính nơi cư trú có cần lệnh không?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình phạt khi tái phạm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Khái niệm về tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Những quy định của pháp luật liên quan đến tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Quy định về xác định hình phạt trong trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm?

    Nghỉ việc bao nhiêu lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Nghỉ việc được một năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc?

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc? Điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc trong hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính? Cải cách thể chế Nhà nước, thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước.

    Thực trạng và các giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam

    Cải cách hành chính là gì? Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam? Giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam?

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành. Đảng viên khi chưa có nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đảng có thẩm quyền thì có được bầu và nhận nhiệm vụ không?

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới nhất. Các bước cần thực hiện, trình tự thủ tục khi làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất.

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định chi tiết?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty TNHH?

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty trách nhiệm hữu hạn? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên? Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên? Nội dung chính của Điều lệ công ty TNHH một thành viên?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Đặc điểm và mô hình tổ chức?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Những đặc điểm pháp lý cơ bản của công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật doanh nghiệp 2020.

    Công ty liên doanh là gì? Đặc điểm và các quy định về công ty liên doanh?

    Công ty liên doanh là gì? Phân loại công ty liên doanh? Ưu nhược điểm công ty liên doanh? Đặc điểm về công ty liên doanh? Các quy định về công ty liên doanh?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá? Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá? Chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá? Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia? Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam? Nguyên thủ quốc gia trên thế giới?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá