Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu là gì? Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu để làm gì? Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu 2021? Hướng dẫn làm Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu? Thông tin pháp lý liên quan về kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu?
Lô hàng xuất khẩu là lượng hàng được chủ hàng đăng ký kiểm tra, chứng nhận để xuất khẩu một lần cho một nhà nhập khẩu trên một phương tiện vận chuyển. Trong xuất khẩu thủy sản, chủ hàng xuất khẩu thủy sản phải thực hiện các thủ tục giấy tờ theo đung quy định của pháp luật thì mới được xuất khẩu, để đảm bảo về hàng thủy sản xuất khẩu đúng quy định thì cần làm công tác đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu và Mẫu giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu rất cần thiết trong trường hợp này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu là gì?
- 2 2. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu để làm gì?
- 3 3. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu
- 4 4. Hướng dẫn làm Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu
- 5 5. Thông tin pháp lý liên quan kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu
1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu là gì?
– Khái niệm: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
– Vai trò của xuất khẩu:
+ Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại.
+ Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Các công ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty. Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó. Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu các quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc)…
+ Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Lợi ích này mang tính vĩ mô, và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán và tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ.
+Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước.
– Mẫu giây đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu là mẫu giấy với các nội dung và thông tin về đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu
2. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu để làm gì?
Mẫu giây đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu là mẫu giấy để đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu là mẫu giấy
3. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ATTP, KIỂM DỊCH VÀ CẤP CHỨNG THƯ LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Số: ……
Kính gửi:…………………. (tên Cơ quan thẩm định)
PHẦN KHAI BÁO CỦA CHỦ HÀNG | ||
1. Chủ hàng: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: | 2. Người nhận hàng: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: | |
3. Nơi đi: Dự kiến ngày xuất khẩu: | 4. Nơi đến: Thị trường/cảng đến | |
5. Mô tả hàng hóa: Tên sản phẩm:……………………………………….. Tên thương mại……………………………………… Tên khoa học…………………………………………. | 6. Số lượng:………….. ctns Khối lượng:………… kg | |
7. Cơ sở sản xuất:………………………………………. Mã số cơ sở:………………………………………….. | 8. Mã số lô hàng: Thời gian sản xuất:…………………….. | |
9. Xuất xứ nguyên liệu để sản xuất lô hàng: o Thủy sản nuôi o Thủy sản khai thác tự nhiên – Trong nước: o Tên vùng nuôi, thu hoạch/vùng khai thác:………………………………………. – Nhập khẩu: o Tên nước/vùng lãnh thổ xuất xứ nguyên liệu:…………………………………. | ||
Phương tiện vận chuyển: Số container/seal: o Đề nghị cấp chuyển tiếp chứng thư tại…. | ||
PHẦN XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH | ||
Kết quả xem xét để cấp chứng thư: o Đủ điều kiện o Không Lý do: Đề nghị khắc phục:
| ||
………………, ngày……/…../…….. Đại diện Chủ hàng (Ký tên, đóng dấu) | ……………………., ngày…../……/………. Đại diện Cơ quan thẩm định (Ký tên, đóng dấu) |
4. Hướng dẫn làm Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu
– Ghi đầy đủ thông tin về mẫu giấy
– Gửi giấy lên cơ quan thẩm định
– Đại diện Chủ hàng (Ký tên, đóng dấu)
– Đại diện Cơ quan thẩm định (Ký tên, đóng dấu)
5. Thông tin pháp lý liên quan kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu
5.1. Đăng ký kiểm tra
Theo quy định tại Điều 32 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì:
Trước khi cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu thì cần được kiểm tra theo quy định Tại Điều 29 Đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn gửi hồ sơ đăng ký:
a) Đối với thủy sản tươi sống, ướp đá: Trong thời hạn ít nhất 03 (ba) ngày làm việc trước thời điểm dự kiến xuất khẩu.
b) Đối với các trường hợp khác: Trong thời hạn ít nhất 09 (chín) ngày làm việc trước thời điểm dự kiến xuất khẩu.
3. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc fax, thư điện tử, đăng ký trực tuyến (sau đó Cơ sở gửi 01 Giấy đăng ký kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra).
4. Trường hợp Chủ hàng không phải là cơ sở sản xuất lô hàng, Chủ hàng cần cung cấp bản công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bản mua bán/ủy quyền có liên quan đến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký, trong đó cơ sở sản xuất và Chủ hàng cùng cam kết chịu trách nhiệm khi lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền cảnh báo.
5. Xử lý hồ sơ đăng ký: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và hướng dẫn chủ hàng bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định (nếu có).
5. 2. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP và Xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP
Tại Điều 10. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
c) Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
đ) Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ quan chức năng quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP.
2. Đối với các Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra, thẩm định trước đó: hồ sơ bao gồm 01 (một) Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; fax, thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến (sau đó gửi bản chính).
Điều 11. Xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
2. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận
Căn cứ nhu trên thì Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm các giấy tờ như quy định trên đây. và quy trình sản xuất Xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP thì Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không muộn quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.3. Các hình thức kiểm tra, thẩm định
Tại Điều 12. Các hình thức kiểm tra, thẩm định:
1. Thẩm định tại Cơ sở để cấp Giấy chứng nhận ATTP: Áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Cơ sở chưa có Giấy chứng nhận ATTP;
b) Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP;
c) Cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực ít hơn 6 (sáu) tháng;
d) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng thay đổi chủ sở hữu hoặc sửa chữa, nâng cấp điều kiện sản xuất dẫn đến việc thay đổi khả năng xuất hiện các mối nguy về ATTP so với ban đầu;
đ) Cơ sở bổ sung sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tương tự đã được chứng nhận;
e) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng hoãn kiểm tra định kỳ có thời hạn quá 12 (mười hai) tháng;
g) Cơ sở đăng ký bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép chế biến, xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu lập danh sách.
5.4. Cấp Chứng thư
Sau khi đã kiểm tra theo quy định thì việc cấp chứng thư sẽ được thực hiện như sau:
Điều 32. Cấp Chứng thư
1. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận để cấp Chứng thư. Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng nếu kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu.
2. Sau thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kiểm tra, nếu Chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận để cấp Chứng thư, Chủ hàng phải thực hiện đăng ký kiểm tra như quy định tại Điều 29 Thông tư này.
Căn cứ như trên có thể thấy việc cấp chứng thư đã có quy định cụ thể Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền, theo đó thì việc cấp chứng thư sẽ được cấp theo quy định như trên.
Căn cư theo những nội dung đã phân tích trên thì đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu phải được thực hiện theo quy định, có hồ sơ đầy đủ và các chúng từ liên quan và kèm theo Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu.
Trên đây là Bài viết của chúng tôi cung cấp thông tin về Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu, hướng dẫn làm Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, ATTP, kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuẩt khẩu mới nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.