Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Thủy sản » Quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản

Luật Thủy sản

Quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản

  • 15/05/202215/05/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    15/05/2022
    Luật Thủy sản
    0

    Quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản? Một số quy định về xuất nhập khẩu giống thủy sản?

    Vai trò của ngành Thủy sản nước ta rất quan trọng. Ngành thuỷ sản đã giúp cung cấp nguồn thực phẩm giàu năng lượng, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn. Bên cạnh đó cũng đã góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thủy sản phong phú cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Việc nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản cũng rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản?

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản:
    • 2 2. Một số quy định về xuất nhập khẩu giống thủy sản:

    1. Quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản:

    Theo quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:

    – Giống thủy sản nhập khẩu sẽ cần phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành.

    – Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

    – Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong các trường hợp sau đây:

    + Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong trường hợp không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;

    + Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong trường hợp đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;

    + Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

    – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:

    + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp đánh giá để thừa nhận lẫn nhau.

    + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học đối với giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.

    – Chính phủ quy định chi tiết Điều 27 Luật Thủy sản 2017.

    Như vậy, pháp luật nước ta đã ban hành quy định rất cụ thể về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản. Để được nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ các quy định về điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản được nêu trên. Việc ban hành các quy định này có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giúp cho việc nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản đáp ứng đúng quy định và bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.

    2. Một số quy định về xuất nhập khẩu giống thủy sản:

    Căn cứ pháp lý: Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (Nghị định 26) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.

    Nghị định số 26/2019/NĐ-CP được ban hành đã quy định một số nội dung về xuất nhập khẩu thủy sản như sau:

    – Việc nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu khoa học hoặc trưng bày phải có giấy phép theo đúng quy định pháp luật:

    Theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, các chủ thể là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP nhằm mục đích để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

    Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

    + Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT.

    + Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có).

    + Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học).

    + Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).

    – Việc xuất khẩu giống thủy sản bị cấm xuất khẩu sẽ cần phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý:

    Tại Điều 23 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đã quy định, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để có thể thực hiện việc nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế thì gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản để xin cấp phép.

    Pháp luật cũng quy định đối với hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

    Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản (09.NT) chi tiết nhất

    + Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT.

    +  Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

    Tổng cục Thủy sản sẽ tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

    – Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có giấy phép:

    Theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp nhập khẩu phải được Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp Phát triển và nông thôn) cấp phép bao gồm:

    + Trường hợp thứ nhất: Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

    + Trường hợp thứ hai: Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm.

    Bên cạnh đó thì hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

    + Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT.

    Xem thêm: Mẫu giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài (15.KT) chi tiết nhất

    + Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm).

    + Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).

    – Nghị định số 26/2019/NĐ-CP cũng quy định không phải xin giấy phép nhập khẩu đối với loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm:

    Các tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy phép đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) theo quy định tại Điều 67 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và sẽ được tái xuất, quá cảnh theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.

    Đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

    – Nghị định số 26/2019/NĐ-CP còn quy định trước khi tàu nhập cảng 24 giờ phải thông báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia:

    Các tổ chức, cá nhân có tàu vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để nhằm mục đích nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trước khi cập cảng 24 giờ phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 17.KT qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Điều 70 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

    Bên cạnh đó thì Nghị định 26/2019/NĐ-CP cũng đã ban hành 4 Danh mục gồm:

    + Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó quy định nhóm 1 có 126 loài; nhóm 2 có 60 loài.

    + Danh mục loại thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó quy định 295 loài cá, 31 loài giáp xác, 44 loài nhiễm thể; 7 loài bò sát, lưỡng cư; 16 loài da gai, giun đốt; 17 loài rong; 36 loài vi tảo; 18 loài động vật phù du; 7 loài san hô.

    + Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu. Trong đó, quy định cụ thể 43 loài thủy sản cấm xuất khẩu.

    Xem thêm: Hoạt động thủy sản là gì? Nguyên tắc hoạt động thủy sản?

    + Danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện. Trong đó, quy định cụ thể 65 loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

    Chúng ta nhận thấy rằng, Nghị định 26/2019/CP của Chính Phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019 đã có những quy định khá cụ thể về việc xuất nhập khẩu giống thủy sản. Nghị định 26/2019/CP được ban hành và nó được dùng để thay thế 14 Nghị định của Chính phủ và bãi bỏ 9 Chỉ thị, Thông tư, Quyết định khác Việc xuất nhập khẩu giống thủy sản trong giai đoạn hiện nay có những ý nghĩa cũng như đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đất nước. Chính vì thế mà các quy định được nêu cụ thể bên trên là rất cần thiết và thiết thực.

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.708 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Giống thủy sản

    Hoạt động thủy sản

    Thủy sản nhập khẩu

    Thủy sản xuất khẩu

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản

    Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản? Điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?

    Điều kiện cấp phép cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

    Quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản? Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ)?

    Các biện pháp bảo vệ, quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản

    Các biện pháp bảo vệ, quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản? Các nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản?

    Khai thác thủy sản là gì? Khái quát về ngành khai thác thủy sản?

    Khai thác thủy sản là gì? Khai thác thủy sản trong tiếng Anh là gì? Những khó khăn trong khai thác thủy sản của Việt Nam? Tìm hiểu về ngành khai thác thủy sản?

    Kiểm định giống thủy sản là gì? Khảo nghiệm giống thủy sản là gì?

    Kiểm định giống thủy sản là gì? Kiểm định giống thủy sản trong tiếng Anh là gì? Khảo nghiệm giống thủy sản là gì?

    Mua bán, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản

    Mua bán, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản? Thủy sản, sản phẩm thủy sản tiếng Anh là gì? Xuất nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản?

    Quy định cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển

    Quy định cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển? Trình tự thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản?

    Giống thủy sản là gì? Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản?

    Giống thủy sản là gì? Giống thủy sản tiếng Anh là gì? Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản? Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?

    Nguồn lợi thủy sản là gì? Trình bày nguồn lợi thủy sản nước ta?

    Nguồn lợi thủy sản là gì? Nguồn lợi thủy sản tiếng Anh là gì? Trình bày nguồn lợi thủy sản nước ta?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo? Nghĩa vụ của bị cáo? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động và hướng dẫn viết phiếu

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là gì? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Hướng dẫn lập phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Một số quy định pháp luật về đăng ký dự tuyển lao động?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính của công an? Có được kiểm tra đột xuất hay phải theo thời gian quy định? Kiểm tra hành chính nơi cư trú có cần lệnh không?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình phạt khi tái phạm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Khái niệm về tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Những quy định của pháp luật liên quan đến tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Quy định về xác định hình phạt trong trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm?

    Nghỉ việc bao nhiêu lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Nghỉ việc được một năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc?

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc? Điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc trong hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính? Cải cách thể chế Nhà nước, thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước.

    Thực trạng và các giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam

    Cải cách hành chính là gì? Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam? Giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam?

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành. Đảng viên khi chưa có nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đảng có thẩm quyền thì có được bầu và nhận nhiệm vụ không?

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới nhất. Các bước cần thực hiện, trình tự thủ tục khi làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất.

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định chi tiết?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty TNHH?

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty trách nhiệm hữu hạn? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên? Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên? Nội dung chính của Điều lệ công ty TNHH một thành viên?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Đặc điểm và mô hình tổ chức?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Những đặc điểm pháp lý cơ bản của công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật doanh nghiệp 2020.

    Công ty liên doanh là gì? Đặc điểm và các quy định về công ty liên doanh?

    Công ty liên doanh là gì? Phân loại công ty liên doanh? Ưu nhược điểm công ty liên doanh? Đặc điểm về công ty liên doanh? Các quy định về công ty liên doanh?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá? Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá? Chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá? Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia? Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam? Nguyên thủ quốc gia trên thế giới?

    Kho bạc nhà nước là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước?

    Khái niệm kho bạc nhà nước là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước? Các quy định về Kho bạc Nhà nước (Ngân khố quốc gia).

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá