Chủ tịch hội đồng quản trị là gì? Chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần? Quy định về chức danh Chủ tịch HĐQT theo Luật doanh nghiệp mới nhất?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chủ tịch hội đồng quản trị là gì?
- 2 2. Chủ tịch hội đồng quản trị có được ký hợp đồng kinh tế với công ty không?
- 3 3. Giám đốc có được làm chủ tịch HĐQT công ty Nhà nước không?
- 4 4. Chủ tịch hội đồng quản trị có phải ký hợp đồng lao động?
- 5 5. Bãi nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần:
1. Chủ tịch hội đồng quản trị là gì?
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Công ty em là công ty cổ phần, có 3 cổ đông, hiện chỉ có chức danh giám đốc công ty và giám đốc là người đại diện pháp luật. Còn chức danh chủ tịch hội đồng quản trị chưa có. Vậy giám đốc có thế kiêm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị không ạ? Và làm
Luật sư tư vấn:
Công ty cổ phần theo Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 được xác định là doanh nghiệp trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp 2014.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần dưới một trong hai hình thức sau:
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu. Căn cứ Khoản 1 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014 thì chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
Trong khi giám đốc, tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc, tổng giám đốc.
Luật sư
Như thế, giám đốc, tổng giám đốc không thể kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị. Kiêm nhiệm chỉ khi một người đã là chủ tịch hội đồng quản trị thì có thể kiêm một trong hai chức danh: Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Bổ nhiệm giám đốc do hội đồng quản trị họp và ra quyết định bổ nhiệm một người làm giám đốc. Người đứng thay mặt hội đồng quản trị ký quyết định bổ nhiệm là chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần.
2. Chủ tịch hội đồng quản trị có được ký hợp đồng kinh tế với công ty không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Trường hợp của công ty tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Hiện công ty tôi có ông A là chủ tịch HĐQT. Trong các hợp đồng kinh tế, ông B là giám đốc thay mặt công ty ký kết. Trong tháng 7, công ty có ký kết với ông A 01 hợp đồng kinh tế ( với tư cách cá nhân ông A). Vậy luật sư cho tôi hỏi: Công ty có vi phạm pháp luật không? Nếu có, công ty tôi cần văn bản, giấy tờ gì để hợp thức hợp đồng trên? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vấn đề đầu tiên cần xác định: Công ty cổ phần ( pháp nhân) ký kết hợp đồng với một cá nhân. Vì vậy, cần xác định văn bản điều chỉnh trong hợp đồng trên là Bộ luật dân sự 2015 hay Luật Thương mại 2005. Nếu hợp đồng không xác định áp dụng Luật Thương mại 2005, yêu cầu cần tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự. Xuất phát từ quy định về thương nhân điều chỉnh tại Luật Thương mại năm 2005: 1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên xin được đưa ra các trường hợp cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Ông A là người đại diện theo pháp luật của công ty
Nếu ông A là người đại diên theo pháp luật của công ty, trường hợp này ông A không được nhân danh công ty ký kết hợp đồng với chính cá nhân ông A. Vì vậy, nếu muốn hợp đồng này hợp pháp, ông A cần tiến hành ủy quyền cho cổ đông khác theo quy định tại Điều lệ công ty để tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế nói trên.
Thứ hai: Ông A không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty
Nếu ông A không phải là người đại diên theo pháp luật của công ty, trường hợp này ông A hoàn toàn ký kết hợp đồng nói trên với công ty ( người đại diện theo pháp luật của công ty).
Như trên đã phân tích nếu, hai bên thỏa thuận áp dụng Luật thương mại 2005 sẽ tiến hành theo quy định về hợp đồng thương mại tại Luật Thương mại 2005. Theo đó, bạn không nói rõ đó là hợp đồng trong lĩnh vực nào, vậy nên bạn nên tham khảo các quy định tại Chương II Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa v.v…
Trường hợp, hai bên không thỏa thuận áp dụng quy định của Luật Thương mại, trường hợp này sẽ áp dụng quy định của Bộ luật lao động. Theo đó, cần tuân thủ quy định tại Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện chủ thể, nội dung, hình thức hợp đồng v.v…
3. Giám đốc có được làm chủ tịch HĐQT công ty Nhà nước không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, cho tôi hỏi câu hỏi như sau: Công ty tôi là công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 70%. Sắp tới công ty bầu một chú hiện là giám đốc công ty làm chủ tịch hội đồng quản trị thì có vi phạm không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì:
Theo quy định tại Khoản 2- Điều 152 của Luật này thì: công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Như vậy, công ty của bạn nhà nước nắm giữ 70% thì trong trường hợp này công ty bạn phải bầu một người khác làm chủ tịch hội đồng quản trị chứ không được bầu giám đốc, tổng giám đốc công ty.
4. Chủ tịch hội đồng quản trị có phải ký hợp đồng lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại Công ty tôi là Công ty cổ phần nhà nước nắm giữ 54% cổ phần. Ông Chủ tịch hội đồng quản trị là người không đại diện phần vốn Nhà nước, đến hết tháng 11/2017 đủ tuổi về hưu. Xin được hỏi: Sau khi về hưu ông chủ tịch hội đồng quản trị này có còn được giữ chức chủ tịch hoặc thành viên hội đồng quản trị không? Nếu còn là chủ tịch hoặc thành viên hội đồng quản trị thì việc ký hợp đồng lao động như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014, Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Căn cứ theo Điều 153 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về cuộc họp hội đồng quản trị.
Thành viên hội đồng quản trị đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp (không là công chức hoặc viên chức)
– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác
– Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.
– Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Công ty bạn là Công ty cổ phần nhà nước nắm giữ 54% cổ phần. Ông Chủ tịch hội đồng quản trị là người không đại diện phần vốn Nhà nước, đến hết tháng 11/2017 đủ tuổi về hưu. Sau khi về hưu ông chủ tịch hội đồng quản trị này sẽ vẫn là thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị nếu đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 151 Luật doanh nghiệp 2014, và được tất cả thành viên hội đồng quản trị thống nhất việc bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị. Việc miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị sẽ do quyết định của thành viên hội đồng quản trị.
Căn cứ Khoản 18, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Căn cứ khoản 1, Điều 167 Bộ luật lao động 2012, dẫn chiếu Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời gian hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới.
Như vậy, trường hợp của ông chủ tịch hội đồng công ty bạn đến hết tháng 11/2017 đủ tuổi về hưu, khi công ty có nhu cầu sử dụng tiếp thì vẫn tiếp tục ký hợp đồng lao động theo quy định về sử dụng người lao động cao tuổi theo quy định tại Điều 166, Điều 167 “Bộ luật lao động 2019”:
– Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
– Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
– Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động.
– Không làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cao tuổi.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Trong trường hợp người lao động đã về hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
5. Bãi nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần:
Tóm tắt câu hỏi:
Trong công ty tôi đến tháng 3/2018 có 1 người là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đến 8/2019 thì người đó mới hết nhiệm kỳ làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Công ty tôi muốn đến thời điểm nghỉ hưu của người đó thì bãi nhiệm luôn chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của người đó luôn và bổ sung người khác vào thì thủ tục như thế nào? Mong luật sư trả lời giúp. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014 thì Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên và điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Do đó, Phó chủ tịch hội đồng quản trị cũng là một thành viên của Hội đồng quản trị của công ty, được Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm.
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn đến tháng 03/2018 có 01 người là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đến tháng 8/2019 thì người này mới hết nhiệm kỳ làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện tại, công ty bạn muốn đến thời điểm nghỉ hưu của người này thì bãi nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của người này và bổ sung người khác vào vị trí này.
Tuy nhiên, bãi nhiệm là việc buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ do vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước hay ở doanh nghiệp. Về bản chất đây là một hình thức xử lý kỷ luật. Vì vậy, trong trường hợp này nếu người này không vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức,… thì không thể áp dụng hình thức bãi nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với người này được.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 187 “Bộ luật lao động 2019” quy định độ tuổi nghỉ hưu và hưởng lương hưu đối với nữ từ đủ 55 tuổi và 60 tuổi đối với nam khi người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Độ tuổi này là căn cứ pháp lý để chấm dứt hợp đồng lao động có thời hạn hoặc
Tuy nhiên, thời hạn của hợp đồng lao động không ảnh hưởng tới tư cách thành viên Hội đồng quản trị, việc ký hợp đồng lao động là quy định bắt buộc khi người này tham gia điều hành công ty. Vì vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì tư cách thành viên Hội đồng quản trị của người này vẫn còn cho tới khi hết nhiệm kỳ.
Trong trường hợp này, người này vẫn có thể tiếp tục làm việc tại công ty cho tới thời điểm hết nhiệm kỳ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị mà công ty bạn không cần phải giao kết một hợp đồng lao động mới. Theo đó người này sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thỏa thuận với công ty trong thời gian làm việc tiếp tục.
Luật sư
Trường hợp người đó vì lý do sức khỏe hay vì lý do khác mà làm đơn xin thôi giữ chức vụ thì công ty bạn giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 156 Luật doanh nghiệp 2014 về miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị.
Theo đó, khi người này có đơn từ chức thì sẽ bị miễn nhiệm tức là công ty cho người này thôi giữ chức vụ vì lý do sức khỏe hay vì lý do khác hoặc theo nội dung quy định của Điều lệ công ty. Và không phải mọi trường hợp khi có thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm thì Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông để bầu thành viên mới thay thế mà chỉ phải bầu khi rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:
– Số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba
– Số lượng thành viên độc lập Hội đồng quản trị giảm xuống, không bảo đảm tỷ lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật doanh nghiệp 2014
Trường hợp khác, tại cuộc họp gần nhất, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm.