Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bất động sản liền kề. Giải quyết tranh chấp đất đai 2017.
Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bất động sản liền kề. Giải quyết tranh chấp đất đai 2017.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi và nhà hàng xóm có một mảnh đất 140 m2 nằm giữa 2 thửa đất của gia đình, dùng để trồng rau của cả 2 gia đình, diện tích đất nhà tôi là 70m2, diện tích đất của hàng xóm là 100m2. Năm 1991, gia đình tôi và qia đình hàng xóm phân tách mảnh đất đó làm 2 phần bằng nhau. tới năm 2010, gia đình ông hàng xóm được cấp sổ đỏ có diện tích là 170m2, tới năm 2015 ông hàng xóm xây nhà nhưng khi đo lại thấy diện tích trên thực tế chỉ là 150m2, ngay lập tức, ông ta cho người đập bức tường phân tách ra và đòi lấy 20m2 trên đất nhà tôi, tôi vô cùng bức xúc. Tôi muốn hỏi là ông hàng xóm của nhà tôi có được quyền đòi lại đất hay không? và hướng giải quyết tranh chấp này như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Tại Điều 166 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”.
– Tại Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu như sau:
“Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Như vậy, do hàng xóm của bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hàng xóm của bạn có quyền sở hữu với diện tích 170m2 của họ.
Tuy nhiên, nếu như bạn xét thấy rằng, phần đất đó không phải là của hàng xóm và chính xác là của gia đình bạn đã được công nhận quyền sở hữu mà hàng xóm cố tình lấn chiếm thì bạn có quyền là đơn khiếu nại, khởi kiện để được bảo vệ quyền lợi cho mình.
– Tại Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Để đảm bảo quyền lợi của gia đình, bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu xã giải quyết tranh chấp. Nếu UBND cấp xã không giải quyết hoặc sau khi giải quyết bạn thấy quyền lợi của mình chưa được đảm bảo bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp.