Giải đáp thắc mắc pháp luật về thừa kế. Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế là đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào! Con có vài thắc mắc như sau:
1. Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế đúng hay sai?
2. Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sả thừa kế chết là đúng hay sai?
3. Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi phải không ạ?
Con xin cám ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005.
2. Luật sư tư vấn:
1. Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng di sản thừa kế?
Theo Khoản 1 Điều 643 “
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.
Như vậy, đối với những trường hợp được quy định ở trên thì không được quyền hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, trong khoản 2 Điều 643 “
“2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.
Do đó, trong trường hợp này, nếu người để lại di sản đã biết về tình trạng của người không có quyền hưởng di sản mà vẫn quyết định chia di sản cho họ thì họ vẫn được quyền hưởng thừa kế theo di chúc để lại
Vì vậy, không phải trong mọi trường hợp mà người không có quyền hưởng di sản không được hưởng thừa kế mà họ vẫn được hưởng nếu tring di chúc có đề cập tới.
2. Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết
Điều 636 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.
Khi một người chết, đồng nghĩa với việc các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người đó chấm dứt. Do đó, tại thời điểm mở thừa kế thì phát sinh các quan hệ vè thừa kế bao gồm quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hưởng thừa kế dó người chết đẻ lại. Tuy nhiên, về thời điểm mở thừa kế thì Điều 633 “Bộ luật dân sự 2015” quy định như sau:
“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này”.
Khoản 1 Điều 81 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này”.
Như vậy, thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết hoặc bị Tòa tuyên bố chết theo quy định pháp luật.
3. Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi
Vấn đề lỗi được quy định Điều 308 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
>>> Luật sư
2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Do đó, trong các quan hệ dân sự, yếu tố lỗi được xác dịnh do hành vi nhận thức rõ ràng được thiệt hại, hậu quả gây ra cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hoặc buộc phải thực hiện dù là vô ý hay cố ý. Như vậy, lỗi chỉ đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.