Tôi có cam kết tiền mua nhà, đặt cọc và trả hết tiền mua khi hết hạn đặt cọc nhưng bên mua lại yêu cầu tăng giá bán? Giải quyết thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi mới bán một căn nhà ở phố A đã xong hết thủ tục sổ đỏ, giờ đã đặt cọc mua một căn nhà khác cũng ở phố A. Tôi đã bàn bạc và đưa ra giá cho chủ nhà, đã kí cam kết đặt cọc tiền (kí và vân tay đầy đủ), đã chốt số tiền sẽ mua sau khi thời gian đặt cọc kết thúc. Tuy nhiên một vài ngày gần đây, chủ nhà đã đòi tăng giá quá cao so với con số đã chốt trong cam kết mua bán nhà đất bởi lẽ 2 người con trai của họ nói với chúng tôi rằng 2 người con trai đó đã lập gia đình, lấy lí do là khi bán nhà thì chủ sở hữu đất không bàn bạc giá với 2 người con trai đó, cho nên nảy sinh là giờ họ muốn đòi thêm rất nhiều tiền vượt quá khả năng của tôi. Họ còn nói rằng, kể cả khi đã mua bán sang tên sổ đỏ, họ vẫn sẽ ở lì tại đây, thì chúng tôi không làm gì được.Tôi rất mong muốn sau khi mua nhà thì hộ khẩu sẽ đứng tên tôi, sổ hộ khẩu sẽ không có tên của các thành viên trong gia đình đó nữa mà sẽ có tên của các thành viên trong gia đình tôi. Mong công ty có thể tư vấn giúp tôi cách để mua nhà đất và chuyển hộ khẩu đúng pháp luật để không có hiện tượng như 2 người con trai đó đã nói. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp của bạn, bạn cần hiểu một số nội dung liên quan đến hoạt động mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất. mặt khác bạn cần phải lưu ý về điều kiện mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở, có thuộc tài sản chung vợ chồng hay tài sản của hộ gia đình hay không? Mặt khác không nêu rõ là
Thứ nhất: Nếu chưa có hợp đồng công chứng, bạn và bên bán nên trao đổi và ký kết hợp đồng thỏa thuận lại nội dung mua bán chuyển nhượng.
Thứ hai: Vì bạn có nêu rõ có cam kết tiền mua nhà, tiền đặt cọc thì bạn cần lưu ý phần phạt vi phạm mà hai bên thỏa thuận có quy định như thế nào. Bởi lẽ theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015”
>>> Luật sư
“Điều 358. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Nếu như yêu cầu của bên kia vi phạm thì bạn sẽ yêu cầu trả lại tiền đặt cọc và yêu cầu bồi thường.
Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý về tài sản chung, về nguyên tắc khi mua bán chuyển nhượng tài sản chung thì phải có sự đồng ý của các thành viên, nếu không có đầy đủ ý kiến đồng ý thì