Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Tự ý tăng giá hàng hóa dịp ngày Tết thì sẽ bị xử lý như thế nào?

  • 23/12/202223/12/2022
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    23/12/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Khi nào tăng giá hàng hóa dịp Tết bị phạt? Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá?

      Tết âm lịch 2023 đang cận kề. Các ngày gần Tết là thời điểm mà nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng cao. Hàng hóa vào các ngày thường cũng có tăng giá nhưng sự biến động tăng không nhiều, còn vào dịp Tết các cửa hàng quần áo, đồ gia dụng, đồ ăn, các mặt hàng nhu yêu phẩm, kể cả các hoạt động cung cấp dịch vụ… có thể sẽ tăng giá hàng hóa, dịch vụ cao hơn nhiều lần so với giá thông thường. Nhiều gian thương thường lợi dụng thời điểm vàng về mức tiêu thụ hàng hóa để nâng giá “quá đà”, bất hợp lý gây ra bức xúc cho nhiều người tiêu dùng. Việc quản lý giá bán trên thị trường là yêu cầu cần thiết. Vậy trường hợp phát hiện người bán hàng tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết sẽ bị xử lý như thế nào?

      Căn cứ pháp lý:

      – Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

      – Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

      – Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

      Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Khi nào tăng giá hàng hóa dịp Tết bị phạt?
      • 2 2. Mức xử phạt khi tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết:
      • 3 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá:
        • 3.1 3.1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính:
        • 3.2 3.2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá:
        • 3.3 3.3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính:
        • 3.4 3.4. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác:

      1. Khi nào tăng giá hàng hóa dịp Tết bị phạt?

      Hiện nay, đối với hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý pháp luật chỉ quy định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC và khoản 6 Điều 1 Thông tư 153/2016/TT-BTC thì hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý dịp Tết là hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

      – Tự ý tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá mà người bán hàng đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

      – Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới  hoặc có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định.

      + Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      + Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP mà giá bán cao hơn mức giá đã hoặc phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

      + Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật và yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới nhưng vẫn tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

      Như vậy, khi tăng giá bán hàng hóa dịp tết mà thuộc các trường hợp trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

      2. Mức xử phạt khi tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết:

      Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP; Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý vào dịp Tết thì mức xử phạt quy định như sau:

      Tổng giá trị hàng hóa tăng giá bất hợp lý Mức xử phạt
      Đến 50 triệu đồng Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
      Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
      Từ trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
      Từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
      Trên 500 triệu đồng. Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.

      Như vậy, hành vi tăng giá hàng hóa bất hợp lý dịp Tết thì mức phạt tiền cao nhất mà cá nhân có thể bị xử phạt lên tới đến 60 triệu đồng, tổ chức bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.

      Trong đó, công thức làm căn cứ áp dụng mức xử phạt trên được tính dựa trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý như sau:

      Mức giá bán thực tế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm về việc tăng giá bất hợp lý nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý tính tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu tăng giá bất hợp lý tới thời điểm có quyết định xử phạt hành vi vi phạm này.

      Ngoài ra, người thực hiện vi phạm còn bị buộc nộp số tiền thu lợi bất chính do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước. Số tiền thu lợi do thực hiện hành vi vi phạm được tính như sau:

      – Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đăng ký, kê khai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó đối với hành vi tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

      – Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức giá trên cơ sở kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá:

      Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt:

      3.1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính:

      – Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật;

      – Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về việc bán hàng tăng giá bất hợp lý.

      3.2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá:

      – Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định mà mức phạt tiền đến 200.000.000 .

      – Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

      3.3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính:

      – Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá mà mức phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

      – Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả về giá theo quy định hiện hành của pháp luật.

      3.4. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác:

      – Cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ là thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương.

      – Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá, hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hành vi vi phạm quy định về giá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ; hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;  hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; hành vi gian lận về giá và hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.

      – Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá theo quy định.

      – Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá quy định về hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ tại địa bàn thuộc quyền quản lý hành chính cấp huyện, cấp xã.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tăng giá

        Xử lý vi phạm


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về kỷ luật lao động

        Mục lục bài viết 1 1. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động:  2 2. Về giải quyết tranh chấp kỷ luật lao động:  1. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động:  Pháp luật lao động đã có những quy định chặt chẽ các vấn đề về kỷ luật quyền lợi người lao […]

        ảnh chủ đề

        Quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?

        Mức xử phạt vi phạm trật tự xây dựng? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp liên quan đến trật tự xây dựng? Thẩm quyền xử phạt vi phạm trật tự xây dựng của chủ tịch UBND các cấp?

        ảnh chủ đề

        Giáo sư danh dự là gì? Điều kiện phong tặng giáo sư danh dự?

        Giáo sư danh dự là gì? Giáo sư danh dự tiếng Anh là gì? Điều kiện phong tặng giáo sư danh dự?

        ảnh chủ đề

        Tăng giá trung bình là gì? Nội dung về Tăng giá trung bình

        Tăng giá trung bình là gì? Nội dung về Tăng giá trung bình? Vai trò của việc tăng giá trung bình trong kinh doanh hiện nay? Những cách để tăng giá trung bình?

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn đăng ký đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ mới nhất

        Mẫu đơn đăng ký đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đăng ký đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định về giải thưởng khoa học công nghệ?

        ảnh chủ đề

        Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng mới nhất

        Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng là gì? Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng mới nhất? Một số quy định về họp hội đồng xét tặng giải thưởng?

        ảnh chủ đề

        Mẫu biên bản kiểm phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng mới nhất

        Mẫu biên bản kiểm phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng là gì? Mẫu biên bản kiểm phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản kiểm phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng? Một số quy định đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng?

        ảnh chủ đề

        Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính

        Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính. Cách áp dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định mới nhất năm 2021.

        ảnh chủ đề

        Xử lý vi phạm hành chính đối với cán bộ, công chức

        Chế độ kỷ luật cán bộ công chức được hiểu là một chế định pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, nề nếp hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|729242|
        "