Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn xe máy. Không kịp giao liên bảo hiểm về doanh nghiệp có phải bồi thường thay doanh nghiệp không?
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn xe máy. Không kịp giao liên bảo hiểm về doanh nghiệp có phải bồi thường thay doanh nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có bán Bảo hiểm xe máy của PTI. Đó trong quá trình thay đổi công việc nên em chưa kịp thời gửi Liền Bảo hiểm về PTI. Khách hàng mua bảo hiểm đã xảy ra tại nạn và đã tử vong. PTI không chịu bồi thường. Nếu khách hàng khởi kiện em thì em phải bồi thường bao nhiêu ạ? Mức bồi thường tối đa của PTI là 10 triệu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:
+ Trực tiếp.
+ Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm.
+ Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
– Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như sau: Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự duy nhất giữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm
– Điều 7 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về thời hạn và hiệu lực bảo hiểm như sau:
“Điều 7. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
1. Thời Điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời Điểm chủ xe cơ giới thanh toán đủ phí bảo hiểm, trừ một số trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm.
b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm.
c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm:
– Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;
– Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước;
– Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước);
– Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng;
– Ô tô sát hạch;
– Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam;
– Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng;
– Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an;
– Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật.
d) Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời Điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời Điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 01 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với tất cả các hợp đồng bảo hiểm (đã được đưa về cùng thời hạn) là 01 năm.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới”.
– Điều 6 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 5. Phạm vi bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra”.
Tại Điều 9 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về mức trách nhiệm bảo hiểm như sau:
“Điều 9. Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, trong trường này PTI sẽ phải chi trả bảo hiểm cho bên được hưởng bảo hiểm. Trường hợp bạn là nhân viên của công ty bán bảo hiểm xe máy cho người mua thì việc thỏa thuận về mua bán bảo hiểm giữa bạn và PTI sẽ phụ thuộc vào hợp đồng giao kết giữa bạn và PTI. Trường hợp do lỗi của bạn mà việc giao kết không thực hiện được thì khách hàng vẫn có quyền khởi kiện PTI, tuy nhiên bạn cần làm rõ về vấn đề thay đổi công việc và giao liên lại cho công ty cũng như quy định về thời hạn giao liên để xác định nghĩa vụ của các bên.