Điều kiện để cá nhân làm người giám hộ cho người chưa thành niên. Quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục đăng ký giám hộ cho người chưa thành niên.
Điều kiện để cá nhân làm người giám hộ cho người chưa thành niên. Quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục đăng ký giám hộ cho người chưa thành niên.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đứa cháu nội nhưng trong giấy khai sinh thì không có tên cha. Tôi không chứng minh được mối quan hệ nên cháu của tôi chưa nhập hộ khẩu vào gia đình của tôi được. Mẹ của cháu thì bỏ địa phương đi đâu không liên lạc được. Vậy tôi muốn làm thủ tục nhận là người giám hộ cho cháu để cháu tôi nhập hộ khẩu và đi học. Tôi phải làm thủ tục như thế nào và cần những giấy tờ gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn
Trước hết, Giám hộ, theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 được hiểu là việc một cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Như đã xác định người mà bạn định giám hộ ở đây là người chưa thành niên, và căn cứ theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người chưa thành niên sẽ trở thành người được giám hộ khi:
– Người chưa thành niên này phải không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Trong trường hợp của bạn, cháu của bạn thì không xác định được cha vì trong giấy khai sinh không có tên cha, còn người mẹ thì bỏ đi, không xác định được nơi cư trú, nên không có điều kiện để chăm sóc giáo dục con, nên cháu của bạn có thể thuộc trường hợp người chưa thành niên cần được giám hộ.
Và theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì để trở thành người giám hộ của người chưa thành niên thì bạn là cá nhân, phải đáp ứng các điều kiện:
"Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên."
Do bạn không chứng minh được bạn là thuộc một trong những đối tượng là người giám hộ đương nhiên của người cháu chưa thành niên này theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, thì trong trường hợp này, để có thể làm người giám hộ thì bạn cần đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch để được cử, hoặc chỉ định người giám hộ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về cử người giám hộ cho người chưa thành niên: 1900.6568
Cụ thể, theo quy định tại Điều 54 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bạn chỉ có thể được làm người giám hộ hợp pháp của người cháu chưa thành niên này khi người cháu này không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015, và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cháu của bạn cư trú cử người giám hộ.
Trong trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người cháu chưa thành niên mà từ đủ 6 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người cháu này. Việc cử bạn là người giám hộ của cháu bé thì phải được sự đồng ý của bạn. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền và nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
Trong tình huống của bạn, do bạn không phải là người giám hộ đương nhiên của người cháu này, nên để Ủy ban nhân dân cấp xã cử bạn làm người giám hộ cho cháu thì bạn nên làm đơn đề nghị được giám hộ cho cháu bé này chứng minh bạn đủ điều kiện để giám hộ cho cháu lên Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, để quyết định việc cử bạn là người giám hộ.
Về thủ tục đăng ký giám hộ cử thì theo quy định tại Điều 19, 20
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, giấy tờ thì nếu thấy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng bạn (người đăng ký giám hộ) ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.