Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ: Những thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục.
Trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe là một dạng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng; loại trách nhiệm này phát sinh không nằm trong thỏa thuận giữa các bên thông qua hợp đồng. Pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng được quy định tại Chương XXI BLDS 2015 gồm 25 điều luật, chia làm 3 mục. Mục 1, mục 2 là các quy phạm xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường; nguyên tắc bồi thường; thời hiệu khởi kiện cũng như thời hạn được hưởng bồi thường; và vấn đề xác định thiệt hại khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Mục 3 là các quy định điều chỉnh các trường hợp BTTH cụ thể.
Bên cạnh các quy định của BLDS 2015 về BTTH ngoài hợp đồng thì trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong những lĩnh vực khác như hoạt động của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, được quy định trong
Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn về các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, nguyên tắc bồi thường, cũng như quy định cụ thể, chi tiết nội dung bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm thì ngày 08/7/2006, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành
Các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh về trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác đã đảm bảo quyền con người về nhân thân là bất khả xâm phạm, phù hợp và thể hiện rõ nét tinh thần của Hiến pháp: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe”. Và về cơ bản đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh vấn đề BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe; bao quát được các tình huống có thể xảy ra trong đời sống xã hội; các tranh chấp điển hình, phổ biến đều được pháp luật điều chỉnh. Chế định BTTH ngoài hợp đồng trong BLDS 2015 đã xây dựng được hệ thống các quy phạm liên quan đến việc phát sinh trách nhiệm bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; nguyên tắc bồi thường cũng như xác định thiệt hại cụ thể; tạo nên sự thống nhất giữa chế định BTTH ngoài hợp đồng với các chế định khác trong khuôn khổ các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Những ưu điểm đã đạt được:
BLDS 2015 ra đời thay thế cho BLDS 2005 nhằm điều chỉnh có hiệu quả hơn giao lưu dân sự trong đời sống xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh lịch sử mới cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Theo đó, chế định BTTH ngoài hợp đồng, trong đó có các quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe cũng được thay đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn xảy ra trong lĩnh vực này. Sự thay đổi này nhằm bao quát, dự liệu được đầy đủ hơn những sự kiện pháp lý có thể xảy ra trên thực tế, điều chỉnh cụ thể hơn các tranh chấp phát sinh, tạo hành lang pháp lý thống nhất cho việc áp dụng pháp luật.
Nếu xem xét chế định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng ở khía cạnh vĩ mô thì sự ra đời của BLDS 2015 thay cho BLDS 2005 đã tái cấu trúc lại các quy định nhằm bảo đảm tính khoa học trong quy định của BLDS và thống nhất với quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Thể hiện ở điểm gộp 02 điều của BLDS 2005 về trách nhiệm BTTH do cán bộ, công chức gây ra và trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 619, Điều 620) thành 01 điều về trách nhiệm BTTH do người thi hành công vụ gây ra (Điều 598 BLDS 2015). Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Qua nghiên cứu các quy định pháp luật cụ thể cũng như thực tiễn công tác, tác giả có thể kể đến một số ưu điểm đã đạt được của chế định BTTH ngoài hợp đồng nói chung, các quy định về trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng như sau:
Đầu tiên, xuất phát từ mặt lý luận pháp luật, là sự điều chỉnh về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm. BLDS 2015 đã không còn xem yếu tố “lỗi” là một trong những yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường với quy định tại Điều 584: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe….gây thiệt hại thì phải bồi thường…”; trong khi BLDS 2005 với quy định “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý…gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Đây được xem là một sự thay đổi mang tính bản chất trong việc điều chỉnh tranh chấp về trách nhiệm bồi thường do xâm phạm tính mạng, sức khỏe khi BLDS 2015 xem yếu tố “lỗi” là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường cụ thể mà không còn là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo tác giả đây là một tư duy mới và tiến bộ khi xã hội luôn vận động và sự tương tác giữa các chủ thể trong xã hội gây ra thiệt hại lẫn nhau là điều tất yếu, và điều tất yếu là sự thiệt hại này phải được bồi hoàn bằng một cách nào đó; không thể dùng yếu tố “lỗi” để phủ nhận đi thiệt hại thực tế đã xảy ra. Việc xác định “lỗi” là căn cứ cho việc xác định trách nhiệm BTTH cụ thể theo tác giả là phù hợp, bởi việc buộc một chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn hại do chính chủ thể bị xâm hại tạo ra là điều hoàn toàn vô lý.
Bên cạnh đó, Điều 584 BLDS 2015 còn phân định rõ 02 nhóm trường hợp BTTH, đó là trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra và do hoạt động của tài sản gây ra. Việc phân định rõ 02 phạm trù này là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thực tiễn bởi trong đời sống xã hội hàng ngày, tính mạng, sức khỏe của con người có thể bị tác động bởi hành vi của người khác và cũng có thể bị xâm hại do hoạt động của tài sản gây ra như nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật…v.v
Nhằm đáp ứng cho khả năng được bồi hoàn trên thực tế cho người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe. BLDS năm 2015 đã thay đổi thời hiệu khởi kiện theo hướng tăng thời hạn của thời hiệu từ 02 năm lên thành 03 năm so với BLDS 2005; và xác định thời điểm mà người bị xâm hại tính mạng, sức khỏe có quyền khởi kiện là thời điểm “biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” mà không phải là thời điểm “kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Mặt tích cực của sự thay đổi này là nhằm gia tăng khả năng được bồi hoàn trên thực tế của người bị thiệt hại khi cho phép chủ thể bị thiệt hại có thêm thời gian yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Và trên thực tế, thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và thời điểm biết được điều đó là 02 thời điểm hoàn toàn khác nhau. Chủ thể bị xâm phạm hoàn toàn có thể không biết mình bị xâm hại cho đến khi nhận thấy được thiệt hại xảy ra. Quy định về thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện của BLDS 2015 hoàn toàn hợp lý khi gia tăng được khả năng thực tế được bồi hoàn cho chủ thể bị xâm hại, giúp cho người bị xâm hại chủ động hơn trong việc yêu cầu Tòa án buộc người gây ra thiệt hại phải bồi thường; khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại nhưng người bị xâm hại không phát hiện ra không đồng nghĩa với việc người gây ra thiệt hại không còn trách nhiệm bồi thường.
Nhằm xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, đồng thời thể hiện quan điểm coi trọng con người một cách toàn diện, từ thể chất đến tinh thần, BLDS 2015 đã nâng giới hạn bồi thường bằng tiền về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe so với BLDS 2005. Cụ thể, từ “không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” lên thành “không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm, và từ “không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” lên thành “không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm. Sự thay đổi này là hoàn toàn cần thiết và phù hợp, bởi khi trải qua một giai đoạn, thời kì phát triển nhất định của xã hội, trình độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng phát triển đi lên, đòi hỏi các quy định mang tính định lượng về mặt vật chất, hay nói cách khác là tiền, phải được thay đổi nhằm phù hợp với thực tiễn khách quan, đáp ứng được yêu cầu đặt ra là nhằm bồi hoàn một cách hợp lý thiệt hại đã xảy ra.
Đối với trường hợp xác định trách nhiệm BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, BLDS 2015 đã bổ sung nội dung bồi thường của người có trách nhiệm bồi thường là “thiệt hại khác do luật định”, trong khi BLDS 2005 không có quy định này. Một trong những thuộc tính khách quan của pháp luật là không thể dự liệu, điều chỉnh được tất cả các tình huống có thể phát sinh trong khi đời sống luôn vận động và phát triển. Vì vậy, quy định về “thiệt hại khác do luật định” là một quy định mang tính khái quát nhằm bảo đảm cho quyền được BTTH của chủ thể bị xâm hại, phù hợp với quan điểm xây dựng chế định BTTH do quyền thân thể bị xâm phạm.
Nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho người bị xâm hại, BLDS 2015 đã xác định cụ thể, phù hợp hơn nội dung trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng. Đó là việc xác định thiệt hại về vật chất và tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm được tính cả trước khi cá nhân chết. Điều 610 BLDS năm 2005 chỉ liệt kê các thiệt hại trước khi cá nhân chết được bồi thường là: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, người bị thiệt hại trước khi chết. Quy định này chưa bao quát được hết các thiệt hại thực tế mà người chết, người thân thích của người chết phải hứng chịu. Vì vậy, trong phạm vi các thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được quy định tại khoản 1 Điều 591 BLDS năm 2015 đã bổ sung thành “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590”. Như vậy, chi phí bồi thường trong trường hợp tính mạng của một người bị xâm phạm bao gồm cả các chi phí phát sinh từ thời điểm có hành vi xâm phạm tính mạng lúc người đó chưa chết đến lúc người đó chết và thiệt hại về tinh thần.
Bên cạnh đó là những quy định mới mang tính bao quát hơn của BLDS 2015 so với BLDS 2005, nhằm điều chỉnh được hết các tình huống có thể phát sinh trên thực tế do hoạt động của tài sản gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác. Có thể kể đến những sự điều chỉnh như:
– Xác định rõ 02 nhóm đối tượng phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp để súc vật gây ra thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác là người chiếm hữu, người sử dụng súc vật trái pháp luật và chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Mở rộng đối tượng phải chịu trách nhiệm BTTH do xâm hại tính mạng, sức khỏe của người khác do cây cối gây ra từ “chủ sở hữu” thành “người chiếm hữu” và “người được giao quản lý”. Thay đổi nội dung chịu trách nhiệm bồi thường từ việc cây cối “đổ” hoặc “gãy” gây ra thiệt hại thành “thiệt hại do cây cối gây ra”.
– Mở rộng đối tượng phải chịu trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do nhà cửa, công trình khác gây ra khi “người thi công” phải liên đới bồi thường trong trường hợp có lỗi để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại. Thay đổi nội dung chịu trách nhiệm bồi thường từ việc “sụp đổ, hư hỏng, sụt lở” thành “gây thiệt hại cho người khác”.
Tóm lại, BLDS 2015 ra đời nhằm thay thế cho các quy định đã cũ của BLDS 2005, trong đó có các quy định liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng. Các quy định của BLDS 2015, với những sự thay đổi nhất định, đã thể hiện rõ nét tinh thần của pháp luật dân sự trong việc bảo vệ quyền thân thể của con người. Việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường đáp ứng được những yêu cầu đặt ra về tính khái quát, toàn diện, đồng bộ…v.v của pháp luật. Và quan trọng hơn hết là bảo đảm quyền được bồi hoàn, bảo đảm sự khắc phục thiệt hại cho chủ thể bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe.
2. Những hạn chế cần khắc phục:
Các quy phạm pháp luật về trách nhiệm BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm hiện hành bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong việc tạo hành lang pháp lý trong quan hệ dân sự liên quan đến tranh chấp BTTH, vẫn còn một số hạn chế, xuất phát từ việc pháp luật thực định chưa phản ánh đúng tư duy lý luận, cũng như còn mơ hồ, quá khái quát dẫn đến thực tiễn khó áp dụng.
Đầu tiên phải kể đến lý luận về yếu tố “lỗi”. Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH cụ thể: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Việc xây dựng quy phạm pháp luật theo cấu thành như trên rõ ràng đã loại bỏ yếu tố “lỗi” khi cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, khi xác định rõ “người nào…có hành vi xâm phạm…gây thiệt hại thì phải bồi thường”; lý luận này càng được khẳng định khi đây là một quy phạm thay thế cho quy định tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 với cách cấu thành trách nhiệm bồi thường là “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 lại tiếp tục quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại”. Như vậy, nội dung của khoản 1, Điều 584 BLDS 2015 quy định cấu thành trách nhiệm BTTH không tính đến yếu tố “lỗi” nhưng lại nhắc đến yếu tố “lỗi” tại khoản 2 khi quy định người gây thiệt hại không phải bồi thường thường khi người bị thiệt hại hoàn toàn có “lỗi”.
Cách xây dựng quy phạm pháp luật này chắc chắn sẽ gây ra sự hiểu lầm về mặt lý luận khi xác định yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, khi pháp luật được áp dụng trên thực tế để giải quyết các tranh chấp cụ thể bởi những người áp dụng pháp luật; bởi lẽ không phải bất kì “người áp dụng pháp luật” nào cũng có nhận thức về mặt lý luận pháp luật đúng đắn. Thêm vào đó, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/7/2006, của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn BLDS 2005 vẫn còn hiệu lực và xác định “lỗi” là một trong 04 yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Rõ ràng, pháp luật dân sự cần phải có một sự giải thích đúng đắn cho lý luận này; quan điểm của bản thân tác giả vẫn khẳng định rằng theo quy định tại BLDS 2015, yếu tố “lỗi” không được xem là một trong các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng. Yếu tố “lỗi” chỉ là căn cứ “loại trừ” trách nhiệm BTTH khi trách nhiệm BTTH đã phát sinh và là căn cứ để xác định trách nhiệm BTTH trong tranh chấp cụ thể.
Vấn đề tiếp theo cần nói đến vẫn là vấn đề về mặt lý luận khi xây dựng pháp luật. Điều 584 BLDS 2015 quy định “người nào” có hành vi xâm phạm gây thiệt hại của “người khác” mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khái niệm “người nào” được diễn giải trong cùng một quy phạm với khái niệm “người khác” và trong cùng một điều luật; tuy nhiên “người khác” ở đây là người bị thiệt hại, và trong phạm trù trách nhiệm BTTH về tính mạng, sức khỏe thì “người khác” là cá nhân, là con người về mặt sinh học, vậy khái niệm “người nào” có được hiểu cũng là cá nhân một con người hay không? Rõ ràng là không, như tác giả đã phân tích về đối tượng chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, thì khái niệm “người nào” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là cá nhân một con người, có thể là pháp nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại. Dường như cách diễn giải tại Điều 584 BLDS 2015 đang vô tình gây ra sự nhầm lẫn nhất định về mặt lý luận trong quá trình nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật trên thực tế. Đây cũng là vấn đến cần lưu ý trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.
Có thể nói, BLDS 2015 ra đời đã thay đổi cả về chất, lẫn về lượng các quy phạm pháp luật điều chỉnh tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng. Về mặt kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật, BLDS 2015 đã tạo ra tính thống nhất khi cơ cấu lại chế định BTTH ngoài hợp đồng một cách khoa học và phù hợp với Luật Trách nhiệm BTTH của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống các quy định trong chế định chủ yếu xác định một cách cụ thể, tỉ mỉ trách nhiệm bồi thường của chủ thể phổ biến là cá nhân, bằng cách dành cả 01 điều luật là Điều 586 để quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân, trong khi pháp nhân cũng là một chủ thể có trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe lại không được đề cập một cách chi tiết trong chế định. Phải chăng các nhà làm luật đã xem nhẹ vấn đề này khi cho rằng chỉ nên điều chỉnh những vấn đề tồn tại phổ biến, để khi xảy ra tranh chấp cụ thể liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của pháp nhân thì chỉ cần dẫn chiếu đến các quy phạm pháp luật của chế định về pháp nhân trong BLDS. Đây là vấn đề mà theo tác giả cần phải được xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc.
Khi xây dựng chế định BTTH ngoài hợp đồng, bên cạnh các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH, nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường, nội dung trách nhiệm bồi thường, thì các nhà làm luật đã xây dựng những căn cứ “loại trừ trách nhiệm BTTH”. Đó là những hành vi thuộc trường hợp bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết. Việc quy định các căn cứ về loại trừ trách nhiệm bồi thường là cần thiết, tuy nhiên nội dung các quy phạm pháp luật khá mơ hồ, mang tính chất khái quát quá cao, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.
Các khái niệm trên đều được định nghĩa trong hệ thống các văn bản pháp luật, nhưng rõ ràng khi bàn đến câu chuyện này trong thực tiễn áp dụng, mà cụ thể là hoạt động xét xử của Tòa án, thì việc xác định đúng đắn được các trường hợp nêu trên là cực kì khó khi mà các khái niệm này luôn được định nghĩa một cách chung chung, trừu tượng. Bên cạnh đó là việc hệ thống pháp luật dân sự chỉ định nghĩa về khái niệm “bất khả kháng” tại Điều 156 BLDS 2015; còn các khái niệm về “phòng vệ chính đáng” hay “tình thế cấp thiết” được định nghĩa tại Điều 22, Điều 23
Một vấn đề đang tồn tại là hiện nay BLDS 2015 đã có hiệu lực pháp luật và đang được sử dụng làm căn cứ giải quyết các tranh chấp về BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Về mặt khách quan thì các quy phạm pháp luật trong một bộ luật chưa thể điều chỉnh chi tiết, cụ thể được các vấn đề phát sinh khi giải quyết các tranh chấp cụ thể, chính vì vậy mà các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao được ra đời. Điều đáng nói ở đây là trong khi chế định BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại BLDS 2015 đang là căn cứ pháp lý hiện hành thì khi giải quyết tranh chấp, TAND các cấp vẫn căn cứ Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/7/2006, của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn về chế định BTTH của BLDS 2005, vốn là một bộ luật đã hết hiệu lực, để giải quyết tranh chấp trên thực tế, bởi lẽ về mặt pháp lý thì nghị quyết này chưa hết hiệu lực.
Rõ ràng đây là sự thiếu đồng bộ, không thống nhất đang tồn tại trong hệ thống pháp luật dân sự về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm BTTH do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng, có thể lấy ví dụ dễ nhận thấy nhất là Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/7/2006 vẫn định lượng mức bồi thường tổn thất về tinh thần là 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với trường hợp xâm phạm sức khỏe và 60 tháng lương tối thiểu đối với trường hợp xâm phạm tính mạng. Được biết hiện nay, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của BLDS 2015 về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng; điều này là hoàn toàn cần thiết và chúng ta có thể kỳ vọng vào những điểm mới có thể khắc phục được những khiếm khuyết của các quy phạm pháp luật hiện hành về trách nhiệm BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.