Đã từng bị án treo có thể đi xuất khẩu lao động được không? Quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Hiện nay, số lượng người Việt Nam ra nước ngoài đặc biệt là các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… theo diện du học, xuất khẩu lao động. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng và đầy đủ điều kiện để đi xuất khẩu lao động cũng như các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh,… tuy nhiên thực tế, nhiều bạn đọc do trình độ kiến thức còn hạn chế do đó chưa nắm rõ được quy định pháp luật có thắc mắc về trường hợp đã từng bị án treo thì có thể đi xuất khẩu lao động được hay không?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
– Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.
Mục lục bài viết
1. Đã từng bị án treo có thể đi xuất khẩu lao động được không?
Trước tiên, để trả lời câu hỏi này thì Luật Dương Gia sẽ làm rõ vấn đề về Điều kiện đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng và các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh, cụ thể như sau:
1.1. Điều kiện để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đi xuất khẩu lao động):
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
Một là, người này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Hai là, đáp ứng đầy đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
Ba là, phải tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
Bốn là, phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
Năm là, phải đáp ứng yêu cầu về các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động và phải có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề.
Sáu là, không thuộc trường hợp không được xuất cảnh, bị cấm xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định Luật Dương Gia phân tích tại mục 1.2. dưới đây.
1.2. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, bị cáo, bị can; người bị kiến nghị khởi tố, người bị tố giác mà qua xác minh, kiểm tra có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc có hành vi tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thứ hai, người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, Nhà nước và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước để bảo đảm việc thi hành án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Thứ tư, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh, Người nộp thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thứ năm, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự trong trường hợp có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
Thứ sáu, người đại diện cho tổ chức, người đang bị cưỡng chế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Thứ bảy, người bị xác minh, thanh tra, kiểm tra có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Thứ tám, người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.
Thứ chín, người đang bị dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm, lây lan và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, ngoại trừ các trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
Như vậy, từ những quy định cũng như phân tích nêu tại mục 1.1 và mục 1.2 nêu trên trường hợp đã từng bị án treo có nghĩa là quý bạn đọc đã chấp hành xong án treo và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (nếu có) thì quý bạn đọc đã hoàn toàn tái hòa nhập cộng đồng và là công dân bình thường. Do vậy, quý bạn đọc cần đáp ứng: i) Điều kiện để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đi xuất khẩu lao động); và ii) Không thuộc các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh thì quý bạn đọc hoàn toàn có thể đi xuất khẩu lao động như bình thường.
2. Quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, Quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm những quyền sau đây:
– Được hỗ trợ, tư vấn để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
– Được cung cấp chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; được cung cấp thông tin về chính sách, được cung cấp về pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Hưởng các chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, tiền lương, tiền công và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì được đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Hưởng chính sách hỗ trợ về việc làm, về lao động và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
– Không phải thuế thu nhập cá nhân hoặc đóng bảo hiểm xã hội hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
3. Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm những nghĩa vụ sau đây:
– Phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
– Tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động; Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam;
– Nộp tiền dịch vụ, đồng thời thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
– Phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Chấp hành kỷ
– Phải tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
– Thực hiện việc nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Có nghĩa đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.