Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Hình sự

Thời gian thử thách là gì? Thời gian thử thách bao nhiêu lâu?

  • 23/02/202323/02/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    23/02/2023
    Luật Hình sự
    0

    Chế độ thử thách của án treo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đấu tranh và phòng chống tội phạm khi cơ quan nhà nước đã tạo cơ hội khoan hồng cho những đối tượng phạm tội bị kết án được tiếp tục quay trở lại xã hội và vẫn buộc phải chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan công quyền và gia đình.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thời gian thử thách là gì?
      • 2 2. Quy định về thời gian chịu thử thách:
        • 2.1 2.1. Điều kiện được hưởng án treo:
        • 2.2 2.2. Cách tính thời gian chịu thử thách của án treo:

      1. Thời gian thử thách là gì?

      Thời gian thử thách là thời gian cần thiết để cho người được hưởng án treo chứng tỏ sự tự cải tạo của mình trong điều kiện không bị cách ly khỏi đời sống xã hội và được Tòa án quy định. Theo đó, người phạm tội phải chấp hành nghĩa vụ học tập, lao động dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, và chính quyền cơ sở được tòa án giao trách nhiệm.

      2. Quy định về thời gian chịu thử thách:

      2.1. Điều kiện được hưởng án treo:

      Khi quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, Tòa án đồng thời buộc phải tuyên thời gian thử thách đối với người phạm tội và chế định án treo chỉ có ý nghĩa khi tuyên thời gian thử thách đúng theo luật định. Thời gian thử thách là khoảng thời gian đủ để người bị kết án tự khẳng định về sự tự giác cải tạo của mình. Mặt khác, thời gian thử thách của án treo cũng giúp Tòa án có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng án treo đối với người bị kết án trong thời gian chấp hành bản án. Căn cứ tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa dổi bổ sung 2017 thì khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

      Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

      Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

      Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

      Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

      2.2. Cách tính thời gian chịu thử thách của án treo:

      Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018/NQ-CP, khi cho người phạm tội hưởng án treo Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Như vậy, 1 năm là khoảng thời gian tối thiểu và 5 năm là khoảng thời gian tối đa thử thách đối với người được hưởng án treo. Mọi quyết định thời gian thử thách nằm ngoài khoảng này đều là trái luật.

      Mốc thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo không được trực tiếp quy định trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 mà chỉ được hướng dẫn trong các văn bản dưới luật và giữa chúng có sự khác nhau, tựu trung ở hai hướng giải thích:

      Hướng thứ nhất, thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo. Theo đó, nếu Tòa án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm, còn nếu Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm.

      Hướng thứ hai, thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Nghĩa là thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được tính từ khi bản án của Tòa án cấp sơ thẩm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị (muộn nhất là sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm). Hoặc nếu có kháng cáo, kháng nghị mà Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách sớm nhất khi tuyên án phúc thẩm.

      Xem thêm: Phạm tội đánh bạc lần 2 có được xin hưởng án treo không?

      Từ hai hướng giải thích trên về thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo, ta nhận thấy:

      Nếu theo hướng thứ nhất, thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo theo hướng thứ nhất thể hiện được tính hợp lý của nó là phát huy được tác dụng phòng ngừa tội phạm của án treo ngay từ khi tuyên án sơ thẩm. Cách này hạn chế tình trạng người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách, từ đó loại trừ sự phức tạp trong việc tổng hợp hình phạt nếu người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian kháng cáo, kháng nghị. Mặt khác, nó cũng làm cho người bị kết án đỡ bị thiệt thòi vì việc xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thường chậm. Song hướng dẫn này cũng bộc lộ một bất cập là cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án chỉ bắt đầu thực hiện chức năng này khi nhận được quyết định thi hành án sau khi bản án đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị.

      Hướng thứ hai về thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo khắc phục được bất cập của hướng thứ nhất như đã phân tích ở trên (tức thời gian kháng cáo, kháng nghị của bản án sơ thẩm không được tính vào thời gian thi hành án). Song hướng dẫn này thể hiện Điểm bất cập ở chỗ đã phân hoá người bị kết án được hưởng án treo thành hai nhóm: Nhóm một, người được hưởng án treo là cán bộ công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người làm công ăn lương; Nhóm hai, người được hưởng án treo là các đối tượng còn lại như nông dân, người không có việc làm, người làm công việc nội trợ…

      Theo đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung để có thể đưa ra một cách xác định thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo chuẩn nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kết án. Hiện nay, thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm;

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm;

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm;

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm;

      Xem thêm: Án treo là gì? Quy định về án treo theo Bộ luật hình sự năm 2015?

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu;

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực;

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực;

      – Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

      Ngoài ra, pháp luật hình sự cũng quy định những trường hợp cụ thể về thời gian thử thách như sau:

      a) Cách tính thời gian thử thách của án treo khi không bị tạm giam

      Theo quy định thì khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, trong mọi trường hợp Tòa án phải ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm trong trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm. Như vậy công thức tính thời gian thử thách của án treo khi không bị tạm giam được khái quát như sau:

      TGTT= số năm tù ( nhưng cho hưởng án treo ) x 2. Tuy nhiên kết quả không được lớn hơn 5 năm

      Xem thêm: Các trường hợp không cho hưởng án treo mới nhất năm 2023

      b) Cách tính thời gian thử thách của án treo khi bị tạm giam

      Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm. Như vậy công thức để tính thời giam thử thách của một người khi đã bị tạm giam như sau:

      TGTT = Số năm tù ( cho hưởng án treo) – thời gian tạm giam x . Tuy nhiên kết quả cũng không được vượt quá 5 năm

      c) Cách tính thời gian thử thách của án treo trong trường hợp đặc biệt

      Theo quy định tại Điểm c tiểu mục 6.4 của NQ số 01/2007/NQ-HĐTP quy định như sau:

      ” c) Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian ngắn hơn mức được hướng dẫn tại các Điểm a và b tiểu mục 6.4 này, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. “

      Như vậy theo quy định trên thì trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian thử thách ngắn hơn 2 trường hợp quy định ở trên tuy nhiên lý do của việc rút bới thời gian thử thách phải được ghi rõ trong bản án

      Căn cứ pháp lý:

      Xem thêm: Cải tạo không giam giữ là gì? Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?

      – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;

      – Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

      – Nghị quyết 02/2018/NQ-CP

      – Thông tư Liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-

        Xem thêm: Một số lưu ý đối với người đang chấp hành án treo theo quy định?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Án treo

        Thời gian thử thách


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Điều kiện và trình tự xin rút ngắn thời gian thử thách án treo

        Hiện nay, kể từ khi Luật Thi hành án hình sự năm 2019 ra đời có nhiều quy định mới, trong đó có quy định về việc ngắn thời gian thử thách án treo. Thực tế, nhiều quý bạn đọc chưa thực sự hiểu vấn đề rút ngắn thời gian thử thách án treo, vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và trình tự xin rút ngắn thời gian thử thách án treo?

        Án treo có được xóa án tích? Thủ tục xóa án tích với án treo?

        Án treo là một trong những hình thức xử phạt của Nhà nước đối với người phạm tội. Khi hưởng án treo, công dân sẽ được bảo đảm những quyền lợi cơ bản nhất định hơn so với việc trực tiếp ngồi tù. Tuy nhiên, dù hưởng án treo, người phạm tội vẫn bị xem là có án tích. Vậy án treo có được xoá án tích hay không? Nếu có thì thủ tục xóa án tích đối với án treo như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này

        Đang hưởng án treo mà tiếp tục phạm tội mới bị xử lý thế nào?

        Án treo hay còn gọi là thời gian thử thách gần như là một loại tạm tha có điều kiện đi kèm, ta thấy rằng việc bắt người đó đi tạm giam vào tù là không cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp đang trong thời gian thử thách/ án treo họ lại thực hiện hành vi phạm tội mới vậy hình phạt của họ sẽ như thế nào?

        Án treo có phải là tiền án không? Án treo có ảnh hưởng gì không?

        Án treo thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, có tác dụng là khuyến khích những người bị kết án tự thân tu dưỡng tại cộng đồng cùng với sự giúp đỡ tích cực của toàn  xã hội cũng như gia đình. Vậy án treo có phải tiền án không? Án treo có ảnh hưởng gì không?

        Quy định về việc rút ngắn thời gian thử thách án treo mới nhất

        Khi toà án tuyên xử phạt tù không quá 03 năm thì căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và những tình tiết giảm nhẹ khác được pháp luật quy định, nếu xét thấy người phạm tội không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và sẽ ấn định thời gian thử thách theo quy định của pháp luật. Vậy việc rút ngắn thời gian thử thách án treo được pháp luật quy định như thế nào?

        Đã từng bị án treo có thể đi xuất khẩu lao động được không?

        Đã từng bị án treo có thể đi xuất khẩu lao động được không? Quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

        Cải tạo không giam giữ là gì? Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?

        Cải tạo không giam giữ là gì? Án treo và cải tạo không giam giữ có giống nhau không? Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?

        Mẫu quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo chi tiết nhất

        Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo là gì? Mẫu quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo? Hướng dẫn mẫu quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo?

        Mẫu yêu cầu lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách (32/TH)

         Mẫu yêu cầu lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách là gì? Mẫu yêu cầu lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách? Hướng dẫn sử dụng mẫu yêu cầu lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách? Quy định của pháp luật về rút ngắn thời gian thử thách đối với tha tù trước thời hạn có điều kiện?

        Quy định về thời gian thử thách với người được tha tù trước thời hạn

         Thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn là gì? Thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn trong Tiếng anh là gì? Quy định về thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ