Việc đưa công chức, viên chức đi đào tạo để nâng cao chuyên môn là cơ chế hàng năm của các đơn vị, cơ quan nhà nước. Vậy trường hợp vi phạm quy định về chế độ đào tạo thì công chức viên chức có phải đền bù chi phí đào tạo không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Công chức viên chức có phải đền bù chi phí đào tạo không?
- 2 2. Công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo như thế nào?
- 3 3. Trường hợp nào công chức, viên chức không phải bồi thường chi phí đào tạo?
- 4 4. Công chức, viên chức trả tiền bồi thường chi phí đào tạo trong khoảng bao lâu?
- 5 5. Thủ tục khởi kiện công chức, viên chức không bồi thường chi phí đào tạo khi vi phạm:
1. Công chức viên chức có phải đền bù chi phí đào tạo không?
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, thiết bị, máy móc, vật liệu thực hành cũng như các chi phí khác hỗ trợ cho người học cũng như tiền lương, tiền đóng các khoản bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho công chức, viên chức trong thời gian đi học. Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Căn cứ Điều 12
– Sau khi được cử đi đào tạo, nếu chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ quy định mà công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Thời gian yêu cầu phục vụ được quy định sẽ gấp 03 lần so với thời gian của khóa đào tạo.
– Đang trong khoảng thời gian được cử đi đào tạo, công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Như vậy, theo quy định trên công chức, viên chức phải đền bù các chi phí đào tạo nếu như thuộc 02 trường hợp trên.
2. Công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo như thế nào?
– Đối với trường hợp đang trong khoảng thời gian được cử đi đào tạo, công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc: phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó.
– Nếu như công chức, viên chức được cử đi nhiều khóa đào tạo không liên tục; hoặc trong cùng một khoảng thời gian được cử đi nhiều khóa học, trong thời gian đó tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc khi kết thức khóa đfao tạo về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc hay đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì tính thời gian để xác định chi phí đào tạo như sau: tổng cộng thời gian của toàn bộ các khóa học đó so với tổng thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị kể từ khi trở về làm việc sau khóa đầu tiên.
Chi phí bồi thường tính theo công thức sau:
S = F/T1 x (T1 – T2)
Trong đó:
– S là chi phí đền bù;
– F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
– T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
– T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Lưu ý: Viên chức được giảm chi phí đền bù với điều kiện mỗi năm công tác của viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
– Trường hợp khác:
Chi phí đào tạo phải bồi thường |
= | Thời gian yêu cầu phục vụ | _ | Thời gian làm việc sau khi đào tạo |
x | Tổng chi phí của khóa đào tạo |
Thời gian yêu cầu phục vụ |
3. Trường hợp nào công chức, viên chức không phải bồi thường chi phí đào tạo?
Theo khoản 2 mục III Thông tư số 130/2005/TT-BNV quy định các trường hợp sau thì công chức, viên chức không phải bồi thường chi phí đào tạo:
– Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài thời gian từ 03 tháng tập trung trở lên, đồng thời công chức, viên chức đã làm việc đủ thời gian yêu cầu phục vụ theo quy định tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
– Công chức, viên chức được cử đi đào tạo tuy nhiên thực tế chưa làm thủ tục nhập học. Cơ quan, đơn vị cũng chưa cấp kinh phí đào tạo.
– Công chức, viên chức được cử đi đào tạo và đã làm thủ tục nhập học nhưng cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo thì không phải bồi thường chi phí đào tạo của khóa học đó.
4. Công chức, viên chức trả tiền bồi thường chi phí đào tạo trong khoảng bao lâu?
Căn cứ Điều 15
Và khi nhận được khoản bồi thường chi phí đào tạo trên, khoản này sẽ được xử lý như sau:
– Chi phí bồi thường đào tạo sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước (áp dụng đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên).
– Chi phí bồi thường đào tạo do đơn vị sự nghiệp quyết định trong cân đối thu, chi để thực hiện các hoạt động về đào tạo của đơn vị theo quy định (áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên).
Lưu ý: Nếu như công chức, viên chức vi phạm không nộp khoản tiền bồi thường chi phí đào tạo thì cơ quan, đơn vị sẽ không thực hiện chuyển trả sổ bảo hiểm xã hội cũng như xác nhận những giấy tờ cần thiết và hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, theo quy định trên, công chức viên chức phải trả bồi thường chi phí đào tạo cho bộ phận tài chính – kế toán của cơ quan, đơn vị trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ khi có quyết định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
5. Thủ tục khởi kiện công chức, viên chức không bồi thường chi phí đào tạo khi vi phạm:
* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện vụ án lao động bao gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Giấy tờ tùy thân (gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân) của người khởi kiện.
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có).
– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như:
– Biên bản hòa giải không thành.
* Nộp đơn khởi kiện:
Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi bị đơn có trụ sở chính. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản về chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc để giải quyết tranh chấp.
Hình thức nộp đơn khởi kiện: nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
* Tòa án thụ lý vụ án:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị quyết số 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
Thông tư số 130/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 54/2005/nđ-cp về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.