Quyền được tạm ứng tiền lương để đáp ứng một số nhu cầu cấp thiết của người lao động được pháp luật bảo vệ. Theo pháp luật có quy định trong một số trường hợp người lao động sẽ được quyền yêu cầu bên công ty phải ứng tiền lương cho mình trước ngày trả lương. Sau đây là một số thông tin tư vấn về vấn đề ứng tiền lương này.
Mục lục bài viết
1. Có được tạm ứng tiền lương khi đang bị tạm đình chỉ công việc?
Tiền lương là số tiền do người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) trả cho người lao động (nlđ) khi thực hiện công việc theo quy định trong
Tại Điều 128
– Người sử dụng lao động có thẩm quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có nhiều diễn biến và nếu nhận thấy đưa người lao động trở lại làm sẽ tạo khó khăn cho quá trình điều tra. Sau khi có quyết định của cơ quan đại diện người lao động tại nơi mà người lao động đang bị xét tạm đình chỉ công việc là thành viên thì việc tạm đình chỉ công việc của người lao động được thực hiện.
– Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, ngoài ra thì trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời gian tạm đình chỉ công việc thì người sử dụng lao động phải tiếp nhận người lao động vào làm việc.
– Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động cũng không phải trả thêm khoản tiền lương đã tạm ứng.
– Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì sẽ được doanh nghiệp công ty trả lại tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, theo quy định trên công bị tạm đình chỉ công việc sẽ được tạm ứng lương, mức lương tạm ứng là 50% tiền lương và phải tạm ứng trước khi bị đình chỉ công việc.
Trường hợp người công nhân bị xử lý kỷ luật lao động thì người công nhân cũng không phải trả lại phần tiền lương đã tạm ứng. Tiền lương làm cơ sở tính tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc nhằm thực hiện nhiệm vụ công dân hoặc bị tạm đình chỉ công việc là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc sẽ được thanh toán cùng với một số phương thức trả khác theo thời gian.
2. Các trường hợp phải tạm ứng tiền lương cho người lao động theo quy định pháp luật:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 05 trường hợp người lao động được tạm ứng lương, gồm:
– Hưởng lương theo sản phẩm, theo doanh thu, theo giá trị công việc:
Khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động hưởng lương theo doanh thu hoặc theo sản phẩm được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm liên tục nhiều tháng thì mỗi tháng được tạm ứng lương theo số lượng công việc đã làm hằng tháng.
– Theo thoả thuận:
Việc người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện mà hai bên thống nhất và không bị trừ lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.
– Thực hiện nghĩa công dân:
Theo khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương đương với số lần người lao động được nghỉ việc để làm nhiệm vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự sẽ không được tạm ứng lương.
– Nghỉ hằng năm:
Theo khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 thì khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền tối thiểu là tiền lương của mỗi ngày nghỉ.
– Bị tạm đình chỉ công việc:
Nếu tập thể lao động, người lao động vi phạm pháp luật lao động nhưng vụ việc yêu cầu thời gian được điều tra, làm sáng tỏ thì người sử dụng lao động có thẩm quyền tạm đình chỉ công việc người lao động. Trừ trường hợp bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước thời điểm bị đình chỉ công việc.
(Căn cứ Điều 128 Bộ luật Lao động 2019)
3. Người sử dụng lao động không cho tạm ứng lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc bị xử lý thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP , người sử dụng lao động không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật bị phạt tiền như sau:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy ta có thể thấy hành vi không cho người lao động được nhận tiền tạm ứng lương là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính với tùy loại mức độ hậu quả của hành vi mà người sử dụng lao động bị áp dụng các mức phạt tiền khác nhau. Vì vậy mà đã phần nào đảm bảo quyền lợi hợp pháp mà người lao động đáng được hưởng nhằm ngăn chặn giáo dục các hành vi sai phạm của doanh nghiệp và công ty khi thực hiện hành vi này. Ngoài ra, để đảm bảo có thể được ứng tiền lương bạn nên làm một đơn xin ứng tiền lương trong trường hợp công ty không tạm ứng lương cho bạn vì lý do không chính đáng bạn hoàn toàn có thể khiếu nại quyết định hành chính này của công ty. Dưới đây là
4. Đơn khiếu nại công ty không cho ứng lương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
…, ngày… tháng … năm…..
ĐƠN KHIẾU NẠI KHÔNG CHO ỨNG LƯƠNG
Kính gửi:….
Họ và tên người khiếu nại: ….
Địa chỉ: …
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân .…..Ngày cấp: …
Nơi cấp:……
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: …
Địa chỉ:……
Khiếu nại về việc:……
Nội dung khiếu nại: ..…
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có)
– …..
NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Ký và ghi rõ họ tên)
5. Đơn xin tạm ứng tiền lương:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG TIỀN LƯƠNG
– Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019;
– Căn cứ quy định của Công ty[1]……
Kính gửi[2]:……
Tôi tên là[3]:……Sinh ngày[4]:…/…/… Hiện đang làm việc tại[5]: …..
của Công ty[6]…
Nay tôi đề nghị Công ty tạm ứng tiền lương tháng …/2022 với số tiền là[7]… đồng (số tiền bằng chữ là …).
Lý do tạm ứng tiền lương là[8]….
Khi đến hạn trả lương cho nhân viên vào tháng …/2022 tôi sẽ nhận số tiền lương còn lại của tháng …/2022 sau khi trừ đi số tiền lương đã ứng trước.
Rất mong[9] …xem xét và quyết định tạm ứng tiền lương để đảm bảo quyền lợi chính đáng của tôi.
Trân trọng cảm ơn!
…,ngày…/…/2022
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
[1] Điền tên của Công ty.
[2] Chức danh của người có thẩm quyền trong quyết định tạm ứng tiền lương (thực tế, một số công ty còn giao việc trên cho Giám đốc hoặc Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính. ..) .
[3] Họ và tên của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.
[4] Ngày, tháng, năm sinh nhật của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.
[5] Điền tên nơi làm hiện tại của người lao động (Đội/Phòng/Tổ/Nhóm) .
[6] Điền tên của Công ty.
[7] Điền tổng số tiền đề nghị tạm ứng.
[8] Điền mục đích tạm ứng tiền lương (ví dụ: nhằm có chi phí trang trải các kỳ nghỉ ở quê với bố mẹ; giải quyết việc cá nhân của bản thân và gia đình người lao động. ..) .
[9] Chức danh của người có thẩm quyền quyết về tạm ứng tiền lương (thực tế, nhiều công ty đã giao quyền này đến Giám đốc hoặc Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính. ..).
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động 2019