Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật lao động

Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương? Người lao động được tạm ứng bao nhiêu?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật lao động » Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương? Người lao động được tạm ứng bao nhiêu?
  • 01/12/2020
  • bởi Luật gia Trương Thị Xuân
  • Luật gia Trương Thị Xuân
    01/12/2020
    Tư vấn pháp luật lao động
    0

    Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương? Người lao động được tạm ứng bao nhiêu? Thời gian tối đa người lao động được tạm ứng lương trong bao lâu?

    Mục lục

    • 1 1. Khái niệm tiền lương
    • 2 2. Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương?
    • 3 3. Người lao động được tạm ứng bao nhiêu?

    Tạm ứng tiền lương được Bộ luật Lao động quy định nhằm mục đích chủ yếu là giúp người lao động kịp thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống, trong thời gian nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc không có tiền lương. Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy tạm ứng tiền lương là gì? Pháp luật quy định như thế nào về tạm ứng tiền lương? sau đây Luật Dương gia xin được phân tích như sau:

    1. Khái niệm tiền lương

    Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Trong thực tế cuộc sống do những nhu cầu cần thiết của bản thân, gia đình, người lao động thường tạm ứng tiền lương trước kỳ hạn trả lương. Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động thường được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động phần lớn không biết rằng việc tạm ứng lương cho người lao động là quyền và nghĩa vụ của cả hai bên được pháp luật quy định.

    2. Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương?

    Theo quy định tại Điều 101, Điều 128 Bộ luật lao động 2019 có quy định về vấn đề tạm ứng tiền lương như sau:

    “Điều 101. Tạm ứng tiền lương

    1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

    2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

    Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

    3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.”

    “Điều 128. Tạm đình chỉ công việc

    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

    Xem thêm: Quy định về tạm ứng tiền lương

    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”

    Như vậy, đối chiếu theo các văn bản pháp luật hiện hành thì người lao động được tạm ứng lương trong các trường hợp sau:

    – Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng;

    – Người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương, trừ trường hợp đi tham gia nghĩa vụ quân sự.

    – Người lao động nghỉ hàng năm được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ;

    Xem thêm: Giữ lại tiền lương của nhân viên

    – Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày.

    – Người lao động được tạm ứng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

    Khi người lao động gặp khó khăn, cần một khoản tiền để đảm bảo chi tiêu các khoản sinh hoạt cá nhân. Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động nhằm mục đích hỗ trợ người lao động vượt qua thời gian khó khăn này. Theo đó, tạm ứng tiền lương chỉ được áp dụng khi người lao động rơi vào những trường hợp được tạm ứng tiền lương hoặc theo sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Ngoài ra, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện kèm theo theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

    3. Người lao động được tạm ứng bao nhiêu?

    a) Tạm ứng tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận.

    Theo khoản 1 Điều 101 Bộ luật lao động 2019, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận.

    Việc tạm ứng tiền lương diễn ra phần lớn là từ sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc tạm ứng tiền lương được Bộ luật lao động 2019 quy định nhằm mục đích chủ yếu là giúp người lao động kịp thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.

    Mức lương tạm ứng trong và điều kiện tạm ứng trong trường hợp này cũng do hai bên thỏa thuận, có thể tùy vào mức độ khó khăn, hoàn cảnh hiện tại của người lao động mà người sử dụng lao động đưa ra quyết định về mức lương tạm ứng là bao nhiêu, điều kiện để tạm ứng lương là gì.

    b) Tạm ứng tiền lương cho người lao động theo quy định pháp luật.

    Xem thêm: Vi phạm quy định về tiền lương

    – Tạm ứng tiền lương cho người lao động khi thực hiện nghĩa vụ công dân

    Khoản 2 Điều 101 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ, người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tạm ứng tiền lương cho người lao động trong những trường hợp người lao động tạm thời nghỉ để đi thực hiện nghĩa vụ công dân, trường hợp người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì người sử dụng lao động không phải tạm ứng tiền lương. Trên thực tế tại điều luật này đang có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau.

    + Quan điểm thứ nhất cho rằng người sử dụng lao động chỉ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để đi thực hiện nghĩa vụ công dân mà không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi vì, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự dài, không có tính chất tạm thời và người lao động đã được đảm bảo các chế độ từ ngân sách nhà nước.

    + Quan điểm thứ hai cho rằng người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động cả trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để đi thực hiện nghĩa vụ công dân và trường hợp người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự; người lao động tạm thời nghỉ việc đi thực hiện nghĩa vụ công dân phải hoàn lại số tiền lương đã được tạm ứng, còn người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự không phải hoàn lại số tiền đã được tạm ứng.

    Về vấn đề nêu trên, cần lưu ý rằng, nghĩa vụ quân sự là một phần đặc biệt của nghĩa vụ công dân. Do đó, khi người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, mà trong trường hợp này được hiểu là thực hiện nghĩa vụ quân dự bị dưới 1 tháng, thì họ không phải hoàn số tiền ứng. Đó được coi là khoản hỗ trợ của đơn vị sử dụng cho người lao động trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự lâu dài (tham gia quân thường trực) thì không nằm trong trường hợp này.

    – Tạm ứng tiền lương khi tạm đình chỉ công việc người lao động

    Theo Điều 128 Bộ luật lao động 2019: Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nếu vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

    Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

    Căn cứ theo Khoản 5, Điều 26, Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định về tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân hoặc bị tạm đình chỉ công việc là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian.

    – Tạm ứng tiền lương đối với trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, lương khoán:

    Theo Điều 96 “Bộ luật lao động 2019”, Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng

    – Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm

    Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019, khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

    Tiền lương luôn là yếu tố để thúc đẩy người lao động làm việc, nó là yếu tố quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, sẽ có những lúc người lao động găp khó khăn về tài chính cần phải tạm ứng tiền lương. Để đảm bảo các khoản chi tiêu của người lao động để họ có thể yên tâm làm việc, sản xuất cho người sử dụng lao động mà nhà làm luật cũng có những quy định chặt chẽ về vấn đề tạm ứng tiền lương nhằm đảm bảo kịp thời nguồn thu của người lao động.

    Bài viết được thực hiện bởi truongthixuan

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 12 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động
    5.0
    01

    Tags:

    Tạm ứng tiền lương

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Các trường hợp không làm việc vẫn hưởng nguyên lương mới nhất
    Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương mới nhất
    Các trường hợp ngừng việc? Trường hợp ngừng việc nào phải trả lương?
    Công ty chậm trả lương phải trả lãi cho người lao động không?
    Nguyên tắc trả lương? Công ty có được giữ lương của người lao động không?
    Mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất?
    Có bắt buộc phải thưởng tết không? Đang nghỉ thai sản có được thưởng tết?
    Hằng năm có phải xây dựng, đăng ký thang bảng lương không?
    Các tin mới nhất
    Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa là bao nhiêu lâu?
    Quy định về thỏa ước lao động tập thể? Phân biệt với nội quy lao động?
    Thời gian làm việc đối với giáo viên nuôi con dưới 12 tháng tuổi
    Ngân hàng giám sát là gì? Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát?
    Khoáng sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản
    Đất quốc phòng là gì? Quy định về việc quản lý và sử dụng đất quốc phòng
    Quyền lực nhà nước là gì? Bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?
    Thẩm định là gì? Điều kiện, vai trò và công việc của thẩm định viên
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương? Người lao động được tạm ứng bao nhiêu?
    01/12/2020
    Quy định về tạm ứng tiền lương
    19/01/2020
    Thông tư 32/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2015
    16/02/2018
    Vi phạm quy định về tiền lương
    16/02/2018
    Giữ lại tiền lương của nhân viên
    16/02/2018
    Tiền lương khi bị tạm đình chỉ công tác
    11/08/2015
    Lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động
    11/08/2015