Nhà đất là một trong những tài sản phổ biến được cá nhân lựa chọn để làm tài sản để lại trong di chúc. Vậy có được phép bán đất khi đã để di chúc cho con không?
Mục lục bài viết
1. Thời điểm để bản di chúc chính thức có giá trị?
Trong cuộc sống thường nhật có rất nhiều những sự kiện diễn ra không nằm trong kế hoạch hoặc tầm kiểm soát của con người. Vì vậy tính mạng, sức khỏe của một con người cũng không thể có bất kỳ điều gì đảm bảo được. Nhận thấy tầm quan trọng của việc để lại di chúc, hỗ trợ việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nên các cá nhân thông thường lựa chọn để lại di chúc tương đối sớm. Tuy nhiên, không ít người hiểu nhầm về thời điểm di chúc có hiệu lực, phát sinh quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong di chúc. Theo Khoản 1 Điều 643
Trong khi đó thời điểm mở thừa kế được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự định nghĩa như: Thời điểm để người được hưởng di sản mở thừa kế chính là thời điểm người có tài sản chết. Đối với trường hợp một người bị Tuyên là đã chết bởi cơ quan có thẩm quyền thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định bởi tòa án trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015.
Với quy định này, di chúc mà người có di sản để lại chỉ có hiệu lực khi cá nhân này đã chết. Với trường hợp tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định người đó:
– Một cá nhân sau khi bị Tòa án tuyên bố mất tích nhưng trong vòng 3 năm tiếp theo kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật mà cá nhân này vẫn không hề có tin tức xác thực là còn sống;
– Các cá nhân bị biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm tính từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Trong một số trường hợp, người bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai nhưng sau hai năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, thảm họa thiên tai đó mà đã chấm dứt nhưng vẫn không thu thập được bất kỳ thông tin xác thực nào mà thể hiện cá nhân này còn sống trừ trường hợp có quy định khác;
– Ngoài ra, với những người đi biệt tích 5 năm liền trở lên và người thân không có thu thập bất kỳ tin tức nào chứng minh sự tồn tại của người này thì thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 điều 68 của Bộ luật này.
Cần lưu ý: Để pháp luật thừa nhận di chúc có hiệu lực thì cần đảm bảo các yếu tố liên quan đến người lập nên di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa và nội dung không được trái luật trái đạo đức xã hội cùng với đó hình thức cũng tuân thủ theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật liên quan.
2. Có được bán đất khi đã để lại di chúc cho con không?
Cá nhân cần hiểu rõ bản di chúc định đoạt tài sản của người để lại di sản được lập ra không đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản này thuộc về người được hưởng di chúc bởi một số lý do sau:
– Thứ nhất, cá nhân cần hiểu rõ thời điểm di chúc có hiệu lực là khi người lập di chúc đã chết đi;
– Thứ hai, sau khi đã lập di chúc người để lại di sản hoàn toàn có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng hủy bỏ di chúc cũng như có quyền chuyển quyền sở hữu hoặc chỉ định người thừa kế trong di sản phải thực hiện một số nghĩa vụ đối với người để lại di sản… Kể cả trong trường hợp di chúc này đã được công chứng chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền;
– Ngoài ra, trong trường hợp nếu lập nên nhiều bản di chúc với một tài sản thì bản di chúc được lập gần nhất sẽ có hiệu lực pháp luật. Với nội dung nêu trên, khi còn sống cha mẹ hoàn toàn có quyền được sửa đổi, thay thế, hủy bỏ, di chúc để lại di sản. Thay đổi này có thể liên quan đến cá nhân được hưởng di sản, tài sản được ghi nhận trong di chúc,..
Chính vì vậy, người để lại di sản khi còn sống có thể toàn quyền định đoạt, tặng cho người khác, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp,… mà không ai có thể cản trở hoặc ép buộc. Cho nên khi đã lập di chúc để lại tài sản cho con nhưng cha mẹ hoàn toàn có quyền bán đất đã lập di chúc.
3. Người để lại di sản bán một nửa diện tích đất đã ghi nhận trong di chúc thì cần làm gì?
Như đã biết người để lại di sản trên thực tế vẫn là chủ sở hữu chính thức được pháp luật thừa nhận nên cá nhân này có toàn quyền quyết định việc định đoạt đến tài sản này bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc có đề cập đến nhà đất đã để lại di chúc.
Nếu người này sở hữu một diện tích đất lớn nhưng chỉ muốn để di chúc một nửa phần di sản đó thì sau khi đã lập nên di chúc có thể hoàn toàn sửa đổi di chúc. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc sửa đổi bổ sung thay thế hủy bỏ di chúc như sau:
– Pháp luật thừa nhận quyền của người lập di chúc đối với việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã từng lập trước đây không kể thời gian nào;
– Trong trường hợp người lập di chúc chỉ thực hiện việc bổ sung di chúc thì nội dung di chúc đã lập trước đây và phần bổ sung không hề loại trừ nhau mà có tính hiệu lực pháp luật như nhau; đối với trường hợp một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung thêm mâu thuẫn với nhau thì chỉ công nhận phần bổ sung thêm có hiệu lực của pháp luật;
– Khi người lập di chúc thay thế di chúc cũ bằng di chúc mới thì mặc nhiên di chúc trước sẽ bị hủy bỏ. Cá nhân lập di chúc sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hồ sơ hủy bỏ di chúc cũ tại bất cứ tổ chức hành nghề công chứng nào. Tuy nhiên, cần
Như vậy, sau khi đã lập di chúc tặng cho bất kỳ một cá nhân nào toàn bộ phần diện tích đất của mình nhưng trong thời gian tiếp theo người để lại di sản có sự thay đổi thì hoàn toàn có quyền sửa đổi bản di chúc này trao cho họ một nửa diện tích đất trong chúc đã được ký trước đây. Nếu cá nhân này có quyền sở hữu tuyệt đối với mảnh đất thì ai cũng không được phép can thiệp gây cản trở.
4. Để lại đất cho con theo di chúc có cần sự đồng ý của các thành viên trong gia đình?
Trường hợp 1: Nhà đất được ghi nhận trong di chúc thuộc tài sản riêng của người để lại di sản
Tài sản thuộc tài sản riêng được tạo lập thông qua quá trình tặng cho từ một người khác hoặc sở hữu riêng bởi giao dịch chuyển nhượng mua bán tài sản. Nếu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất này mà người để lại di sản được cấp và ghi nhận người này là chủ sở hữu của mảnh đất đó thì căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai không 2013 thì cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Như vậy, người để lại di sản hoàn toàn có quyền tự quyết định về di chúc theo ý chí của mình mà không cần sự đồng ý từ tất cả các thành viên trong gia đình.
Trường hợp 2: Nhà đất thuộc sở hữu chung của gia đình
Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được nhà nước cấp cho hộ gia đình tức là thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên trong gia đình thì khi cá nhân có nhu cầu để lại đất cho con hoặc cho bất kỳ ai đều phải có sự chấp thuận từ những thành viên khác trong gia đình. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 212
– Khi các cá nhân là thành viên trong gia đình cùng tạo lập nên khối tài sản chung mà tất cả những cá nhân này đều có sự đóng góp thì tài sản này được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;
– Tài sản có sự đóng góp, tạo lập nên của tất cả các thành viên trong gia đình khi liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung thì cần phải được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Phương thức được áp dụng khi các cá nhân tổ chức họp hoặc thảo luận với nhau đưa ra quyết định trong quá trình sử dụng định đặt tài sản này.
Đối với tài sản là bất động sản hoặc những động sản phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, và tài sản được coi là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì khi muốn định đoạt tất cả những loại tài sản này phải có sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong gia đình. Những cá nhân này phải là người thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ một số trường hợp luật quy định khác;
Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các cá nhân sở hữu chung tài sản thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại bộ luật này và các luật khác có liên quan trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ luật Dân sự 2015.