Chuyển người lao động sang công ty khác làm việc. Quy định về cho thuê lại lao động. Vấn đề điều chuyển công tác sang đơn vị khác.
Chuyển người lao động sang công ty khác làm việc. Quy định về cho thuê lại lao động. Vấn đề điều chuyển công tác sang đơn vị khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Em tên là N, hiện đang công tác ở QTB. Em có thắc mắc như sau:
Em ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng vào năm 2011 với công ty A, nhưng công ty A ký hợp đồng với công ty B để em làm việc bên công ty B (em không biết giữa 2 bên ký hợp đồng gì). Và hiện tại năm 2015, giữa công ty A và công ty B đã ký hợp đồng thuê dịch vụ lao động. Như vậy, em ký hợp đồng với công ty A, công ty B thuê lại dịch vụ của công ty A để em làm cho công ty B. Cho em hỏi 2 công ty làm như vậy có đúng luật không?
Sau 3 lần ký hợp đồng có thời hạn 12 tháng thì công ty A không ký hợp đồng với em nữa, nhưng em vẫn làm việc bên công ty B bình thường. Cho em hỏi hợp đồng lao động của em bây giờ là có thời hạn hay không xác định thời hạn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất về vấn đề kí hợp đồng thuê lại lao động giữa hai công ty.
Theo quy định tại Điều 53 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về việc cho thuê lại lao động:
“Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.”
Như vậy, một trong những điều kiện đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động đó là doanh nghiệp đó phải được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.
– Nếu tại thời điểm năm 2011 khi mà bạn kí kết hợp đồng lao động với công ty A mà công ty này chưa được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật thì việc làm của công ty A kí kết hợp đồng với công ty B cho bạn sang làm tại công ty B là vi phạm pháp luật.
– Nếu tại thời điểm năm 2011, công ty A đã có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì theo quy định tại Điều 53 “Bộ luật lao động năm 2019” công ty A hoàn toàn có quyền kí hợp đồng dịch vụ cho thuê lại lao động với công ty B. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 58 “Bộ luật lao động 2019” thì một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đó là phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 55/2013/NĐ-CP cũng quy định các hành vi cấm đối với doanh nghiệp cho thuê đó là:
“a) Trả tiền lương và chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động;
b) Cho doanh nghiệp khác mượn hoặc mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
c) Thu phí đối với người lao động thuê lại hoặc thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động;
d) Cho thuê lại lao động nhưng công việc thuê lại không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thực hiện việc cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
đ) Thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ – Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.”
Như thông tin bạn đã đưa thì trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn không hề biết về hợp đồng cho thuê lại giữa hai công ty A và B, cũng như công ty A không hề hỏi ý kiến của bạn về việc cho thuê lại lao động với công ty B (trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty A cũng không có điều khoản quy định về vấn đề này) thì việc làm của công ty A là trái pháp luật. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 26 Nghị định 55/2013/NĐ-CP thì thời hạn cho thuê lại lao động đươcn quy định như sau:
“1. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
2. Khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại người lao động với bên thuê lại mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại.”
Công ty A kí hợp đồng cho thuê lại lao động với công ty B từ năm 2011 đến năm 2015, việc làm này của hai công ty đã vi phạm pháp luật.
Thứ hai về vấn đề công ty A không tiếp tục kí hợp đồng lao động với bạn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 “Bộ luật lao động 2019” thì
“ Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành
hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”
Đối với trường hợp của bạn, sau 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động giữa bạn và công ty A hết hạn mà bạn vẫn tiếp tục làm việc và công ty A không kí hợp đồng mới với bạn thì hợp đồng lao động của bạn với công ty A trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nhân viên lái xe không có hợp đồng lao động bị phạt thế nào?
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
– Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do phát triển kinh doanh
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại