Cách đây 1 tháng, tôi có thế chấp dãy nhà trọ này để vay một khoản tiền. Trong trường hợp này tôi có thể cho sinh viên tiếp tục thuê nhà hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một dãy nhà trọ cho sinh viên thuê ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. Cách đây 1 tháng, tôi có thế chấp dãy nhà trọ này để vay một khoản tiền. Trong trường hợp này tôi có thể cho sinh viên tiếp tục thuê nhà hay không. Theo quy định của pháp luật thì bên thế chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo điều 348 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản như sau:
“ – Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
– Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
–
Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp khôngthông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;– Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của “Bộ luật dân sự năm 2015″”.
Điều 349 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định các quyền bên thế chấp sau đây:
“- Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
– Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
– Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh”.
>>> Luật sư
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
– Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;
– Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;
– Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Như vậy, trong thời gian thế chấp dãy nhà trọ của mình, bạn vẫn có quyền được cho thuê dãy nhà trọ đó nhưng phải thông báo cho bên thuê biết về việc nhà trọ của mình đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.