Các vấn đề liên quan đến nhà ở. Quy định chung về chiều cao xây dựng nhà ở. Ý nghĩa của quy định về xây dựng chiều cao nhà ở.
Xây nhà là một trong những vấn đề quen thuộc, diễn ra phổ biến, gắn liền với lợi ích sống của con người. Xã hội ngày càng phát triển, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp do các công trình hạ tầng được xây lên ngày càng nhiều. Để bảo đảm sự an toàn, cũng như tính thẩm mỹ, cảnh quan môi trường, Nhà Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về việc xây dựng nhà ở. Dưới đây là bài phân tích về chiều cao xây dựng nhà ở. Số tầng, chiều cao tối đa xây nhà.
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề liên quan đến nhà ở:
– Nhà ở thực chất là công trình xây dựng, được xây dựng lên để phục vụ cho việc sinh sống của con người.
– Nhà ở có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân. Từ xưa đến nay, từ khi con người sinh ra đến khi đạt được những thành tựu văn hóa nhất định trong tiến trình phát triển, nhà ở được xem là một trong những “tập tính” sinh hoạt của con người trong giới tự nhiên. Nhà ở được xây dựng lên để con người trú ngụ, tồn tại, xây dựng gia định.
– Theo sự phát triển của thời đại, nhà ở cũng dần có những sự thay đổi nhất định. Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên thì nhà ở được xây dựng cũng ổn định và hiện đại hơn. Xã hội ngày nay, con người sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, con người sẽ xây dựng lên các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu sống của mình. Do đó, nhà ở không phải là công trình xây dựng duy nhất mà con người thiết lập lên, mà nó chỉ là một trong những đối tượng sử dụng trong thực tiễn xã hội loài người. Chính vì vậy, xây dựng nhà ở phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định theo tiến trình phát triển của xã hội.
2. Quy định chung về chiều cao xây dựng nhà ở:
Khi xây dựng nhà ở, người dân phải tuân thủ theo những quy định nhất định của Nhà nước. Theo đó, với từng loại nhà ở (theo kết cấu, diện tích và hình thức nhất định), sẽ có những quy định về chiều cao khác nhau.
2.1. Đối với nhà ở liền kề:
+ Nhà ở liền kề là những ngôi nhà liền kề nhau, trong một số trường hợp, chúng còn chung tường với nhau.
+ Nhà nước quy định, người dân thực hiện công tác xây dựng không được xây cao hơn 6 tầng. Tức chiều cao tối đa mà nhà ở liền kề có thể đạt tới là 6 tầng, không được phép hơn.
+ Đối với các căn nhà ở liền trong các ngõ, hẻm, có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 6m, không được phép xây dựng cao quá 4 tầng.
Bản chất của nhà liền kề là chúng rất sát nhau. Do đó, việc đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao giúp quy trình xây dựng được thuận tiện, dễ dàng. Đồng thời, nó giúp đảm bảo được sự an toàn cho các nhà liền kề xung quanh. Bởi lẽ, việc xây dựng nhà liền kề cao sẽ ảnh hưởng đến nền móng của các nhà bên cạnh, che khuất tầm nhìn. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà liền kề.
+ Cùng với đó, một vấn đề mà người dân cần lưu ý khi xây dựng nhà liền kề là chiều cao của nhà ở liền kề phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Cụ thể, nếu nhà ở liền kề nằm trong khu vực chưa có quy hoạch thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng . Các nhà liền kề với nhau đa phần phải xây dựng chiều cao tương ứng nhau. Trong trường hợp được phép xây dựng với độ cao khác nhau thì Nhà nước chỉ cho phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dẫy. Đặc biệt. độ cao tầng 1 giữa các nhà liền kề phải được đồng nhất.
+ Đối với nhà ở liền kề thiết kế có sân vườn Chiều cao không được lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
+ Chiều cao xây dựng nhà liền kề còn phụ thuộc vào diện tích của các tuyến đường, tuyến phố. Cụ thể, với các tuyến đường, tuyến phố mà có chiều rộng lớn hơn 12m thì chiều cao của nhà ở liền kề phải được hạn chế theo góc vát 450 ( ở đây có thể hiểu chiều cao mặt tiền của ngôi nhà phải bằng chiều rộng đường); đối với các tuyến đường, tuyến phố mà chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12, thì chiều cao của nhà ở liền kề không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 ( tức chiều cao của nhà không lớn hơn chiều rộng đường)
+ Chiều cao khi xây dựng nhà liền kề còn tùy thuộc vào vị trí và kích thước của từng lô đất. Theo đó: Nếu lô đất có diện tích 30m2 đến dưới 40m2, có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m, được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum; Nếu lô đất có diện tích từ 40m2 – 50m2, có chiều rộng của mặt tiền trên 3m và dưới 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng . Nếu lô đất có diện tích trên 50m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì được xây nhà 6 tầng.
+ Trong trường hợp nhà liền kề có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
2.2. Đối với việc xây dựng chiều cao tầng trệt nhà trên phố:
+ Có thể hiểu, chiều cao tầng trệt là chiều cao tính từ nền tầng 1 đến sàn của tầng kế tiếp. Trong trường hợp xây nhà một tầng thì chiều cao tầng trệt chính là chiều cao căn nhà từ mặt sàn đến mái nhà.
+ Chiều cao của tầng đối với trường hợp chiều rộng lộ giới lớn hơn 20m thì chiều cao tầng trệt tối đa là 7m
+ Trong trường hợp chiều rộng lộ giới từ 7m đến 12m thì chiều cao tầng trệt theo quy định tối đa là 5,8m
+ Đối với trường hợp chiều rộng lộ giới dưới 3,5m thì chiều cao tầng trệt tối đa theo quy định là 3,8m.
+ Tuy nhiên, khi xây dựng tầng trệt nhà trên phố, người dân cần lưu ý rằng, chiều cao tầng còn phụ thuộc vào quy hoạch của từng nơi, điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng miền: Miền bắc có 4 mùa, có mùa hè nóng, mùa đông lạnh, thường xuyên sử dụng điều hòa nhiệt độ vì thế khi lựa chọn chiều cao tầng trệt hợp lý sẽ tiết kiệm năng lượng điện. Cùng với đó, khi xây dựng tầng trệt nhà trên phố, người ta còn chú trọng đến vấn đề kinh phí, theo đó, chiều cao tầng còn phụ thuộc vào chi phí đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng.
2.3. Đối với việc xây dựng chiều cao tầng lửng:
+ Khi xây dựng và đưa ra kết luận về chiều cao tầng lửng, ta phải phụ thuộc rất nhiều về chiều cao của tầng trệt. Từ chiều cao của tầng trệt, người ta sẽ đưa ra những phương án lựa chọn xây dựng chiều cao tầng lửng cho cho đạt được mức tương ứng.
+ Chiều cao tầng lửng và chiều cao tầng trệt phải tương ứng với nhau. Điều này tạo nên sự hài hòa cho kết cấu, thẩm mĩ của ngôi nhà. Cùng với đó, nó sẽ đảm bảo sự an toàn cho công trình xây dựng.
2.4. Đối với việc xây dựng chiều cao tầng nhà:
+ Chiều cao tầng nhà có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng kết cấu chung của một ngôi nhà. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của ngôi nhà, cũng như tính hợp lý trong đời sống sinh hoạt thường nhật của con người.
+ Khi xây dựng tầng nhà, người dân cần tính toán kỹ lưỡng, để đưa ra phương án xây dựng với chiều cao hợp lý, vừa đảm bảo kết cấu xây dựng, vừa bảo đảm tính thẩm mĩ cho nhà ở.
3. Ý nghĩa của quy định về xây dựng chiều cao nhà ở:
Những quy định về việc xây dựng chiều cao nhà ở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
+ Nó đảm bảo kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung, cả ở đô thị lẫn nông thôn.
+ Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và sử dụng nhà ở.
+ Tạo tính thẩm mĩ cho cảnh quan đô thị nói chung.
+ Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở hiện đại, tiện ích, an toàn và phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình.
Như vậy, có thể thấy, quy định về chiều cao khi xây dựng nhà ở có ý nghĩa, vai trò quan trọng không chỉ đối với cá nhân người dân, mà còn với cả sự phát triển của xã hội. Việc tuân thủ các quy định này giúp người dân bảo đảm được sự an toàn của người dân khi xây dựng nhà ở; giúp công tác quản lý trật tự xã hội, bảo đảm cảnh quan đô thị của cơ quan Nhà nước đạt được hiệu quả tối ưu nhất.