Chế độ thôi việc đối với viên chức theo Luật viên chức? Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc?
Đối với các viên chức muốn thôi việc theo quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết thôi việc cho viên chức. Vậy chế độ thôi việc đối với viên chức theo Luật viên chức được pháp luật quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Cán bộ, công chức và
– Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
1. Chế độ thôi việc đối với viên chức theo Luật viên chức?
1.1. Các trường hợp viên chức được giải quyết thôi việc
Khi một trong hai bên giao kết hợp đồng làm việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật thì sẽ được bên sử giải quyết thôi việc để viên chức được hưởng các quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng làm việc.
Theo Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì viên chức được giải quyết thôi việc trong ba trường hợp sau:
– Trường hợp thứ nhất: Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cụ thể trong các trường hợp sau:
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải đáp ứng thời hạn báo trước: trường hợp này được hiểu khi Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đáp ứng thời hạn báo trước.
Yêu cầu về đáp ứng thời hạn báo trước được quy định như sau: viên chức muốn thôi việc phải báo trước ít nhất 45 ngày; riêng đối với những viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Phương thức thông báo trước khi thôi việc được quy định là thông báo bằng văn bản.
Theo đó thì viên chức sẽ phải thông báo trước cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bằng văn bản đúng thời hạn quy định về báo trước.
+ Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp viên chức này làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn và thuộc các trường hợp sau đây:
Bên sử dụng viên chức không bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc cho viên chức hoặc không bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận giữa bên sử dụng viên chức và viên chức trong hợp đồng làm việc mà hai bên đã ký kết.
Theo quy định của Bộ luật lao động thì bên sử dụng lao động, tức ở đây là bên sử dụng viên chức phải thực hiện nghĩa vụ trả lương đúng theo thỏa thuận và đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên sử dụng viên chức không đáp ứng các điều kiện này thì viên chức có quyền chấm dứt hợp đồng làm việc. Điều này được quy định nhằm bảo đảm hai bên được bảo đảm quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng làm việc.
Trường hợp viên chức bị bên sử dụng viên chức ngược đãi; bị cưỡng bức lao động (ép buộc làm việc trong các điều kiện lao động không đủ tiêu chuẩn, làm việc quá sức…) thì để bảo vệ quyền lợi của mình mà viên chức có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Về hoàn cảnh khách quan cũng là một trong những yếu tố khiến viên chức không thể tiếp tục hợp đồng, cụ thể về bản thân hoặc gia đình của viên chức thật sự có hoàn cảnh khó khăn, vì các yếu tố hoàn cảnh này mà viên chức không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì viên chức có thể được giải quyết chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên hoàn cảnh này cần được xác minh để chứng minh tính chính xác.
Đối với viên chức nữ có thai, nhưng quá trình mang thai gặp phải các vấn đề về sức khỏe và phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi thì viên chức được giải quyết cho thôi việc đúng luật, bảo đảm quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em.
Tình trạng sức khỏe của viên chức không cho phép, cụ thể viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục và viên chức muốn được thôi việc thì bên sử dụng viên chức sẽ giải quyết cho thôi việc.
– Trường hợp hai: Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp sau:
+ Bên cạnh quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của viên chức thì bênn sử dụng viên chức cũng có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với các viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục hoặc đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục, trường hợp này viên chức không đủ điều kiện về sức khỏe, đã được hưởng các thời gian nghỉ để điều trị mà quá thời hạn cho phép những người này vẫn chưa hồi phục thì bên sử dụng viên chức cố quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Sau khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được bên sử dụng viên chức xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc, tạo điều kiện cho viên chức tiếp tục công việc.
+ Các điều kiện về khác về khách quan khiến cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn thì đơn vị sử dụng viên chức có thể Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác thì bên sử dụng viên chức có quyền chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức theo thủ tục quy định của pháp luật.
+ Khi đơn vị sự nghiệp công lập mà viên chức làm việc bị chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì trường hợp này đương nhiêm đơn vị này sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức và giải quyết các quyền lợi liên quan sau khi chấm dứt hợp đồng làm việc.
+ Viên chức có một khoảng thời gian theo quy định về tập sự, nếu viên chức không đạt yêu cầu của đơn vị sử dụng viên chức sau thời gian tập sự thì đơn vị sử dụng lao động sẽ chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
– Trường hợp ba: Nếu hợp đồng làm việc của viên chức là
Như vậy, khi viên chức thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì sẽ được giải quyết thôi việc theo đúng quy định pháp luật và viên chức sẽ được giải quyết các quyền lợi khi kết thúc hợp đồng lao động.
1.2. Các trường hợp viên chức chưa được giải quyết thôi việc
Tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì nếu viên chức thuộc các trường hợp sau thì viên chức chưa được giải quyết thôi việc và phải chờ khi các trường hợp này chấm dứt mới được xử lý:
+ Nếu tại thời điểm viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì viên chức sẽ không được giải quyết về yêu cầu thôi việc.
+ Viên chức trong quá trình làm việc và thỏa thuận trong hợp đồng làm việc thì có các trường hợp đơn vị sử dụng viên chức sẽ cử viên chức đi đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn và viên chức phải cám kết với đơn vị sự nghiệp công lập một thời gian, trường hợp chưa hết thời hạn này thì đơn vị sử dụng sẽ chưa giải quyết yêu cầu thôi việc của viên chức sẽ chưa được giải quyết.
+ Nếu trong quá trình làm việc mà viên chức phát sinh các trách nhiệm về các khoản tiền và tài sản đối với đơn vị sử dụng viên chức và viên chức chưa hoàn thành việc thanh toán các nghĩa vụ này thì viên chức sẽ không được giải quyết các yêu cầu nghỉ việc.
+ Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế để bảo đảm vị trí công việc không bị bỏ trống thì cơ quan này sẽ không giải quyết vấn đề về nghỉ việc.
1.3. Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức
– Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức khi được giải quyết thôi việc đúng quy định của pháp luật.
+ Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:
Bước 1: Viên chức tiến hành thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập mà mình đang làm việc, thời hạn là 45 ngày.
Bước 2: Đơn vị sự nghiệp công lập nhận văn bản đề nghị của viên chức.
Bước 3: Trong vòng 05 ngày, đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện chấm dứt hợp đồng làm việc nếu đồng ý cho người này thôi việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Nếu như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
+ Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định để viên chức được hưởng các quyền lợi sau khi chấm dứt hợp đồng làm việc.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến Chế độ thôi việc đối với viên chức theo Luật viên chức và các nội dung liên quan.