Giáo viên là một trong những ngành nghề cao quý, ngành nghề được coi trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, ngành nhà giáo là những người có trách nhiệm giảng dạy và hướng dẫn học sinh trong quá trình nâng cao kiến thức và học tập. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì chế độ đặc biệt đối với giáo viên có con nhỏ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ đặc biệt đối với giáo viên có con nhỏ mới nhất:
Giáo viên không đơn giản chỉ là những người truyền đạt kiến thức, giáo viên còn là người hướng dẫn học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên là một trong những người vô cùng quan trọng, góp phần vào quá trình hỗ trợ, định hướng tạo ra môi trường học tập tích cực cho học sinh. Vì vậy, giáo viên cũng sẽ được hưởng nhiều chế độ quyền lợi khác nhau, trong đó bao gồm chế độ quyền lợi đặc biệt trong trường hợp giáo viên có con nhỏ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định về giáo viên nữ có con nhỏ. Theo đó, giáo viên có con nhỏ trong độ tuổi từ 12 tháng tuổi trở xuống, mỗi tuần lễ thì giáo viên sẽ được giảm 03 tiết trong trường hợp đó là giáo viên công tác và làm việc tại bậc trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở, mỗi tuần lễ sẽ được giảm 04 tiết trong trường hợp đó là giáo viên công tác và làm việc tại tiểu học.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định cụ thể về định mức tiết dạy của giáo viên. Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên là số tiết lý thuyết, số tiết thực hành của mỗi giáo viên cần phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
-
Định mức giảng dạy trong trường học giáo viên làm việc và công tác tại tiểu học được xác định là 23 tiết, trong trường hợp giáo viên công tác và làm việc tại trung học cơ sở được xác định là 19 tiết, trong trường hợp giáo viên công tác và làm việc tại trung học phổ thông được xác định là 17 tiết;
-
Định mức tiết dạy của giáo viên trong trường hợp công tác và giảng dạy tại trường phổ thông dân tộc nội trú được xác định là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, và được xác định là 15 tiết trong trường hợp công tác và làm việc tại cấp trung học phổ thông. Định mức tiết dạy của giáo viên tại trường trung học phổ thông bán trú hiện nay đang được xác định là 21 tiết đối với cấp bậc tiểu học 37 tiết đối với cấp trung học cơ sở. Bên cạnh đó, định mức tiết dạy của giáo viên công tác và làm việc tại trường lớp dành cho những người khuyết tật, những người tàn tật hiện nay đang được xác định là 21 tiết đối với giáo viên tại bậc tiểu học 37 tiết đối với giáo viên tại bậc trung học phổ thông;
-
Giáo viên giữ chức vụ Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh công tác và làm việc tại trường hạng I sẽ dạy 02 tiết một tuần, công tác và làm việc tại trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, công tác và làm việc tại trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cung cấp. Quá trình phân hạng của trường phổ thông cũng sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật nêu trên thì giáo viên có con nhỏ trong độ tuổi dưới 12 tháng thì sẽ được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy. Cụ thể:
-
Trong trường hợp giáo viên công tác và làm việc tại tiểu học thì sẽ được giảm còn 19 tiết dạy trong tuần;
-
Trong trường hợp giáo viên công tác và làm việc tại trung học cơ sở thì sẽ được giảm còn 16 tiết trong tuần;
-
Trong trường hợp giáo viên công tác và làm việc tại trung học phổ thông thì sẽ được giảm còn 14 tiết trong tuần;
-
Trong trường hợp giáo viên công tác và làm việc tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở thì sẽ được giảm còn 14 tiết trong tuần, công tác và làm việc tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông sẽ được giảm còn 12 tiết trong tuần;
-
Trong trường hợp giáo viên công tác và làm việc tại trường phổ thông dân tộc bán trú tại cấp tiểu học sẽ được giảm còn 17 tiết trong tuần, công tác và làm việc tại trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học phổ thông sẽ được giảm còn 14 tiết trong tuần;
-
Giáo viên công tác và làm việc tại trường dành cho người khuyết tật/người tàn tật ở cấp tiểu học sẽ được giảm còn 17 tiết trong tuần, công tác tại trường dành cho người khuyết tật/người tàn tật ở cấp trung học cơ sở sẽ được giảm còn 14 tiết trong tuần.
2. Giáo viên có con dưới 12 tháng tuổi có phải làm đêm, làm thêm giờ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 137 của
-
Người lao động đang mang thai trong khoảng thời gian từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ sáu nếu người lao động đó làm việc ở vùng sâu vùng xa, vùng cao, vùng biên giới, vùng hải đảo;
-
Người lao động thuộc trường hợp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp được người lao động đó đồng ý.
Theo đó thì có thể nói, người lao động nữ đang nuôi con trong độ tuổi dưới 12 tháng tuổi nếu không đồng ý thì người lao động đó sẽ không cần phải làm việc vào ban đêm, không cần làm thêm giờ và đi công tác xa theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Quy định này đã cho phép người lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ được quyền lựa chọn có làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc đi công tác xa hay không. Vì vậy, giáo viên có con nhỏ trong độ tuổi dưới 12 tháng tuổi sẽ không cần làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong trường hợp giáo viên đó không đồng ý.
3. Giáo viên có con dưới 12 tháng tuổi thì có bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của
-
Trong trường hợp người lao động ốm đau, người lao động bị tai nạn, người lao động bị bệnh nghề nghiệp đang trong thời gian điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019;
-
Người lao động đang trong thời gian nghỉ hằng năm, người lao động đang trong thời gian nghỉ việc riêng, hoặc các trường hợp nghỉ khác đã được người sử dụng lao động đồng ý;
-
Người lao động nữ mang thai, trong trường hợp người lao động nữ đang nghỉ hưởng
chế độ thai sản , người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó thì có thể nói, một trong những trường hợp người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đó là trường hợp người lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Đồng thời, tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 137 của Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định thêm, người sử dụng lao động không được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động xuất phát vì lý do người lao động kết hôn, người lao động mang thai, người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, người sử dụng lao động là cá nhân bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết, hoặc trong trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân đã chấm dứt hoạt động trên thực tế, hoặc bị cơ quan chuyên môn trong đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, không có người được ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, doanh nghiệp sẽ không được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do người lao động nuôi con nhỏ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như người sử dụng lao động chết, các tổ chức đã chấm dứt hoạt động. Nếu áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì doanh nghiệp đó có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vì vậy, giáo viên đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
THAM KHẢO THÊM: