Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn luật đất đai
    • Tư vấn luật dân sự
    • Tư vấn doanh nghiệp
    • Tư vấn luật hình sự
    • Tư vấn luật hôn nhân
    • Tư vấn luật lao động
    • Tư vấn luật thừa kế
    • Tư vấn sở hữu trí tuệ
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu Luật
  • Sinh viên Luật
  • Thông tin hữu ích
    • Cuộc sống
    • Địa chỉ
    • Kinh tế
    • Giáo dục
    • Tâm lý
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu

Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên mới nhất năm 2023

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    Biểu mẫu
    0
    Theo dõi Luật Dương Gia trên Google News

    Để quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên thì Giám đốc các Sở GD&ĐT bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra cùng với đội thanh tra thực hiện công tác thanh tra để có đánh giá xác thực về tình hình giảng dạy và chất lượng các bài giảng một cách toàn diện nhất.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là gì?
      • 2 2. Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:
      • 3 3. Hướng dẫn viết biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:
      • 4 4. Nội dung thanh tra toàn diện giáo viên gồm những gì?
      • 5 5. Phương pháp và đánh giá thanh tra toàn diện giáo viên:

      1. Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là gì?

      Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là biên bản ghi lại thông tin giáo viên được thanh tra và các nội dung thanh tra với nghiệp vụ sư phạm giáo viên.

      Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là mẫu dùng để kiểm tra hoạt đồng sư phạm của giáo viên về: Công tác giảng dạy, quy chế chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp.

      2. Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:

      PHÒNG GD&ĐT…….

      TRƯỜNG ……….

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

      ….…….., ngày….tháng….năm……..

      BIÊN BẢN KIỂM TRA TOÀN DIỆN GIÁO VIÊN

      Năm học …

      Họ và tên giáo viên:…   Năm sinh:……

      Hệ đào tạo:…       Năm tốt nghiệp:….              Năm vào ngành:…

      Giáo viên dạy lớp:…      Trường ……

      I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY:

      Tiết 1:……                                     Xếp loại:………..

      Tiết 2: ……                                   .Xếp loại:………..

      Tiết 3: ……                                   Xếp loại:………..

      1/ Về nội dung kiến thức:…

      2/ Về vận dụng phương pháp và hình thức giảng dạy:…….

      3/ Về tác phong sư phạm:…

      4/ Về hiệu quả giờ dạy (hoặc kết quả khảo sát)……

      Xếp loại chung về công tác giảng dạy:…

      II. NHẬN XÉT VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN:

      1/ Về giáo án:

      ……

      2/ Về hồ sơ sổ sách:

      ……

      3/ Về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh:……

      * Xếp loại về thực hiện quy chế chuyên môn:…

      III. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM (QUẢN LÍ LỚP):……

      Xếp loại về thực hiện các nhiệm vụ khác:……

      III. NHẬN XÉT VỀ THỰC HIỆN CÁ NHIỆM VỤ KHÁC

      ……

      IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SỬA CHỮA:

      1. Đối với giáo viên:……

      2. Đối với tổ chuyên môn:……

      V. XẾP LOẠI CHUNG:……

      Ý KIẾN NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA

      NGƯỜI KIỂM TRA

      3. Hướng dẫn viết biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:

      – Tên biên bản: Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên

      – Thông tin giáo viên trong danh sách thanh tra:

      + Năm học tham gia giảng dạy

      + Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh

      + Hệ đào tạo

      + Năm tốt nghiệp.

      + Năm vào ngành:…

      + Giáo viên dạy lớp

      + Trường

      – Nhận xét giáo viên giảng dạy

      + Nhận xét theo tiết học

      + Nội dung kiến thức

      + Phương pháp giảng dạy

      + Tác phong sư phạm

      + Hiệu quả của giờ dạy

      – Nhận xét về công tác chủ nhiệm

      – Nhận xét thực hiện các nghĩa vụ khác

      – Kiến nghị và sửa chữa

      – Ghi ý kiến người kiểm tra và người được kiểm tra

      4. Nội dung thanh tra toàn diện giáo viên gồm những gì?

      Căn cứ vào Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT quy định về thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên  quy định như sau:

      Trình độ nghiệp vụ sư phạm

      – Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh.

      – Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục.

      Việc thực hiện quy chế chuyên môn

      – Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

      – Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.

      – Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định.

      – Bảo đảm thực hành thí nghiệm.

      – Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.

      – Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.

      – Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm (có vi phạm hay không vi phạm).

      Kết quả giảng dạy

      – Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học (có môn học không cho điểm, chỉ đánh giá bằng nhận xét) của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm thanh tra.

      – Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra.

      – Kết quả kiểm tra chất lượng các lớp giáo viên dạy so với chất lượng chung của toàn trường, của địa phương trong năm học đó.

      – So sánh với kết quả học tập của học sinh các năm học trước: tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp, học sinh giỏi và mức độ tiến bộ so với lúc giáo viên mới nhận lớp.

      Việc thực hiện các nhiệm vụ khác

      Hiệu trưởng đánh giá giáo viên bằng một phiếu về công tác chủ nhiệm lớp (nếu có) và các công tác khác được phân công, xếp làm 4 loại (nói ở mục IV).

      5. Phương pháp và đánh giá thanh tra toàn diện giáo viên:

      Căn cứ vào Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT quy định về thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên  quy định như sau:

      Về phương pháp thanh tra giáo viên:

      Kế hoạch thanh tra

      – Mỗi năm học, Sở và Phòng GD&ĐT cấp huyện thanh tra ít nhất 20% tổng số giáo viên của các trường trực thuộc (5 năm mỗi giáo viên được thanh tra ít nhất 1 lần).

      – Thanh tra Sở và Phòng GD&ĐT cấp huyện xây dựng kế hoạch thanh tra giáo viên cả năm học và từng học kỳ. Chỉ báo trước cho giáo viên sớm nhất là một tuần trước khi tiến hành thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra Sở hoặc Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện có thể quyết định tiến hành thanh tra đột xuất.

      – Việc thanh tra giáo viên do một thanh tra viên hoặc cộng tác viên thực hiện.

      Trình tự, thủ tục thanh tra

      – Chuẩn bị.

      Cán bộ thanh tra phải chuẩn bị chu đáo, nắm vững yêu cầu, nội dung thanh tra.

      – Tiến hành thanh tra.

      – Dự các giờ dạy của giáo viên: đối với tiểu học, dự một tiết toán, một tiết tiếng Việt và một tiết môn học khác; đối với trung học, dự ít nhất hai tiết, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba (việc xếp loại tiết dạy theo hướng dẫn riêng, chia làm 4 loại: tốt hoặc giỏi; khá; đạt yêu cầu hoặc trung bình; chưa đạt yêu cầu hoặc yếu) và rút kinh nghiệm với giáo viên sau khi dự giờ.

      – Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh.

      – Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ của nhà trường để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

      – Thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh qua hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.

      -Trao đổi với giáo viên được thanh tra.

      Trao đổi kinh nghiệm, gợi ý, khuyến nghị, thông báo kết quả xếp loại để giúp giáo viên biết tự đánh giá và định hướng phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy.

      – Hoàn thiện hồ sơ thanh tra giáo viên: biên bản thanh tra, các phiếu dự giờ dạy của giáo viên, phiếu đánh giá của hiệu trưởng

      Lực lượng thanh tra

      – Trưởng đoàn thanh tra.

      + Đối với đoàn của Phòng GD&ĐT cấp huyện: lãnh đạo Phòng hoặc chuyên viên phụ trách công tác thanh tra.

      + Đối với đoàn của Sở GD&ĐT: lãnh đạo Sở hoặc lãnh đạo Thanh tra Sở.

      – Tham gia đoàn là các thanh tra viên, cán bộ và cộng tác viên thanh tra.

      – Số lượng thành viên đoàn thanh tra bố trí từ 5 đến 15 người. Căn cứ đặc điểm của đối tượng thanh tra, việc lựa chọn cán bộ và bố trí số lượng thành viên của đoàn thanh tra phải đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

      – Thời gian thanh tra từ 3 đến 5 ngày.

      Về đánh giá giáo viên khi kết thúc thanh tra:

      Xếp vào một trong bốn loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.

      Việc xếp loại chung dựa trên cơ sở kết quả xếp loại từng nội dung.

      Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm

      Xếp loại trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên căn cứ vào kết quả xếp loại các giờ dạy đã được cán bộ thanh tra dự và rút kinh nghiệm với giáo viên.

      Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn

      Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn xếp vào loại nào thì các nội dung 2.1, 2.2, 2.3 phải đạt loại đó trở lên, 4 nội dung còn lại có thể thấp hơn 1 bậc.

      Đánh giá kết quả giảng dạy

      Việc đánh giá kết quả giảng dạy thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, căn cứ vào điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá bằng nhận xét từng môn học của giáo viên, kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra, so sánh với năm học trước và chất lượng chung toàn trường.

      Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ khác

      Hiệu trưởng cung cấp cho cán bộ thanh tra một phiếu đánh giá xếp loại giáo viên về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao (đã nói tại mục II.4 ở trên).

      Đánh giá chung và xếp loại khi kết thúc thanh tra

      a. Nguyên tắc đánh giá:

      – Xếp loại theo nguyên tắc tổng hợp, không lấy mặt này bù mặt kia, nếu có mặt đạt tốt thì được ghi nhận và biểu dương.

      – Giáo viên được xếp loại nào thì cả hai nội dung 1 (nghiệp vụ sư phạm) và nội dung 2 (thực hiện quy chế) đều phải được xếp từ loại đó trở lên. Nội dung 3 (kết quả giảng dạy) và nội dung 4 (thực hiện các nhiệm vụ khác) có thể thấp hơn một bậc.

      b. Xếp loại cụ thể:

      – Tốt: các nội dung 1 và 2 đều đạt tốt, 3 và 4 đạt khá trở lên.

      – Khá: các nội dung 1 và 2 đều đạt khá trở lên, 3 và 4 đạt yêu cầu trở lên.

      – Đạt yêu cầu: các nội dung 1 và 2 đều đạt yêu cầu trở lên, 3 và 4 có thể chưa đạt yêu cầu.

      – Chưa đạt yêu cầu: các trường hợp còn lại.

      Từ các điều khoản nêu trên, thẩm quyền ban hành lệnh thanh tra và tổ chức đội ngũ thanh tra do Giám đốc các Sở GD&ĐT bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra với nhiệm kỳ 2 năm. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra được lựa chọn từ những cán bộ của cơ quan Sở, Phòng GD&ĐT cấp huyện, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của cơ sở và giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín trong đội ngũ giáo viên. Về số lượng cộng tác viên thanh tra, cần bảo đảm bình quân 50 giáo viên chọn một cộng tác viên thanh tra để có đủ lực lượng tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên và thanh tra toàn diện trường phổ thông theo chỉ tiêu quy định.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Đánh giá giáo viên

        Giáo viên


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Tiêu chuẩn và cách xếp lương Giáo viên mầm non hạng I

        Một trong những vấn đề quan tâm đối với ngành giáo viên mầm non hiện nay, chính là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I. Vậy tiêu chuẩn và cách xếp lương Giáo viên mầm non hạng I được quy định thế nào?

        ảnh chủ đề

        Viết 4-5 câu về tình cảm của em với thầy cô lớp 2 hay nhất

        Viết 4 - 5 câu về tình cảm của em với thầy cô giúp các em có thêm những gợi ý hay cho nội dung bài viết của mình. Các em hãy cùng chia sẻ cảm nghĩ về thầy, cô giáo qua bài văn mẫu dưới đây nhé.

        ảnh chủ đề

        Định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS và THPT mới nhất

        Định mức tiết dạy là một yếu tố quan trọng trong công tác giảng dạy ở cấp THCS và THPT. Do đó, Luật Dương gia xin cung cấp các thông tin về định mức tiết dạy đối với giáo viên THCS, THPT mới nhất hiện nay.

        ảnh chủ đề

        Trừ lương giáo viên không dạy đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn

        Pháp luật quy định những tiêu chuẩn số tiết dạy đối với từng cấp giáo viên là khá chặt chẽ. Vậy vấn đề trừ lương giáo viên khi không dạy đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn được quy định như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Giáo án môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều mới nhất 2023

        Giáo án môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 môn Toán mới nhất theo bộ sách Cánh Diều.

        ảnh chủ đề

        Giáo viên Tiểu học hạng 1, 2, 3 là gì? Tiêu chuẩn cụ thể là gì?

        Các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là rất quan trọng đối với nghề giáo viên. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Giáo viên Tiểu học hạng 1, 2, 3 là gì? Tiêu chuẩn cụ thể là gì?, mời bạn đọc theo dõi.

        ảnh chủ đề

        Mẫu bản đăng ký cá nhân thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW 2023

        Bài viết dưới đây là một số Mẫu bản đăng ký cá nhân thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW 2023.Mời các bạn cùng tham khảo để có mẫu đăng kí cá nhân thực hiện chỉ thị 05 chuẩn nhất nhé.

        ảnh chủ đề

        Những tố chất cần có để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt

        Một giáo viên chủ nhiệm cần phải có những tố chất gì để trở thành người giáo viên chủ nhiệm lớp? Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về vấn đề này.

        ảnh chủ đề

        Một số tình huống và gợi ý ứng xử của giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên chủ nhiệm đang dạy lớp

        Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên chủ nhiệm đang dạy lớp là đào tạo và giáo dục cho học sinh của mình. Trong quá trình quản lý lớp giáo viên khó có thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ đến từ phía học sinh, vậy người giáo viên cần xử lý như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Giáo viên cần làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học?

        Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học, giáo viên cần phải có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết về nội dung giảng dạy, lộ trình và tiến độ giảng dạy. Bên cạnh đó, họ cần cập nhật kiến thức mới nhất và sử dụng những công nghệ giáo dục tiên tiến để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả cho học sinh. 



        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|122753|