Bảo vệ thai sản đối với lao đông nữ. Lao đông nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ được pháp luật bảo vệ thai sản như thế nào?
Bảo vệ thai sản đối với lao đông nữ. Lao đông nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ được pháp luật bảo vệ thai sản như thế nào?
Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
"1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc hỗ trợ vắt sữa, trữ sữa tại nơi làm việc được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 3 và Khoản 4, Khoản 5 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP
"Điều 3. Từ ngữ được sử dụng trong Nghị định
3. Phòng vắt, trữ sữa mẹ: là một không gian riêng biệt rộng tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).
Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động."
Lao động nữ cần tham khảo để biết thêm các quyền lợi của mình khi mang thai. Nếu người sử dụng lao động không đảm bảo cho lao động nữ đang mang thai các điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Lao động nữ đang nghỉ thai sản quay trở lại làm việc được không?
– Quy định về quyền lợi của lao động nữ trong thời kỳ hậu thai sản
– Chính sách đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại