Có hai hình thức tham gia bảo hiểm đó chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy pháp luật quy định bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
Mục lục bài viết
1. Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
Có hai hình thức tham gia bảo hiểm đó chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nếu người nào thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn nếu như không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định thì có thể lựa chọn có hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm có:
– Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
– Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Khoản 2 Điều 149
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 73 Văn bản hợp nhất 50/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đó chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu, đồng thời tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 5237/VBHN-BLĐTBXH 2018 Bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi để được nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu như người lao động này có nguyện vọng thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong những phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo pháp luật về bảo hiểm quy định cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người này còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu theo quy định. Cũng giống như trường hợp trên về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện pháp luật cũng không đưa ra quy định về độ tuổi tối đa được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chỉ quy định về thời gian đóng đủ năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành và các luật khác có liên quan không giới hạn độ tuổi tối đa đóng bảo hiểm xã hội.
2. Có giới hạn độ tuổi để bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội:
Như đã nói ở mục trên, có hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội đó chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và người nào phải không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì một trong các đối tượng tham gia đó chính là người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với chính người đại diện theo pháp luật của người đang dưới 15 tuổi theo đúng các quy định của pháp luật về lao động. Thêm nữa, tại khoản 4 Điều 18 của Bộ luật Lao động 2019 có quy định người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, về giới hạn độ tuổi để bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội thì chỉ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (từ đủ 15 tuổi trở lên), còn đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không giới hạn tối thiểu độ tuổi, vì pháp luật vẫn quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với chính người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Như đã phân tích ở mục trên, Luật Bảo hiểm xã hội không giới hạn độ tuổi tối đa đóng bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, công dân Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia bảo hiểm tự nguyện (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc) để được hưởng những quyền lợi của bảo hiểm xã hội ở bất kỳ một độ tuổi nào. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 10 Văn bản hợp nhất 5237/VBHN-BLĐTBXH 2018 Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Điều này quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
– Mức đóng hằng tháng bằng 22% so với mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng sẽ do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
– Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng với mức đóng hàng tháng theo quy định vừa nêu trên nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; hoặc nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
– Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau sẽ được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
– Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu sẽ được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng với lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã tham gia theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc tham gia một lần cho nhiều năm về sau mà trong khoảng thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì sẽ không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã tham gia theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc tham gia một lần cho nhiều năm về mà trong khoảng thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
+ Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và đã chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
+ Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật;
+ Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố người tham gia là đã chết.
4. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 5237/VBHN-BLĐTBXH 2018 Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Điều này quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong những phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
– Đóng hằng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội mà người này đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu là không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 5237/VBHN-BLĐTBXH 2018 Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Văn bản hợp nhất 50/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội.
– Bộ luật Lao động 2019.