Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất hiện nay đã và đang xảy ra rất phổ biến đòi hỏi sự tham gia của Luật sư để đảm bảo quyền lợi nhất cho các đương sự. Dưới đây là mẫu bản luận cứ cho nguyên đơn tranh chấp quyền sử dụng đất:
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản luận cứ cho nguyên đơn tranh chấp quyền sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ
(V/v Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – bà Lưu Thị B)
Tôi tên là: Nguyễn Thị A – là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn – bà Lưu Thị B, thường trú tại phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong vụ việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” do
– Kính thưa Hội đồng xét xử
– Thưa vị đại diện Viện kiểm sát
– Thưa tất cả mọi người tham dự phiên Tòa
Tôi là người đại diện theo ủy quyền là bà Lưu Thị B trong vụ kiện “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, được sự đồng ý của Quý Tòa, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và qua các nội dung xét hỏi, tranh luận tại Phiên tòa hôm nay, tôi xin phép HĐXX được trình bày nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn như sau:
Thứ nhất: Ông H cho rằng, năm 1990 ông H mua thửa đất nêu trên của ông Nguyễn Văn Ph, ông Ph đã giao toàn bộ cho ông H 621,8m2 (Tại Đơn khởi kiện) là KHÔNG ĐÚNG.
Thửa đất số 149, tờ bản đồ số 09, diện tích 621,8m2 tại Nhị Hoà, phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có nguồn gốc ban đầu do gia đình bà B khai phá khoảng những năm 1960, đến năm 1988, bà Btặng cho ông Nguyễn Văn H. Đến năm 2000, ông Htặng cho lại bà Biên toàn bộ thửa đất nêu trên cho đến nay.
Bà B cùng chồng là Nguyễn Văn L (mất năm 1985) đã khai hoang, sử dụng ổn định, lâu dài suốt từ những năm 1960 đến nay. Điều này được thể hiện rất rõ ở việc: Bà B có hộ khẩu thường trú tại thửa đất nêu trên từ xưa đến nay, bà đã quản lý, sử dụng, sinh sống ổn định từ thời điểm khai hoang đến nay; Được những công dân sinh sống lâu năm trên địa bàn từ xưa đến nay xác nhận nguồn gốc thửa đất.
Tại phiên tòa hôm nay, có nhân chứng là ….. đã có lời khai rõ trước Tòa về những nội dung trên.
Nguyên đơn không biết thửa đất ông Ph bán cho ông H (nếu có) nằm ở đâu, cũng không hề biết việc giao dịch mua bán đất giữa ông H và ông Ph. Nguyên đơn cũng không xuất trình được văn bản mua bán giữa nguyên đơn và ông Ph. Nên ông H trình bày ông Ph đã bán thửa đất số 149, tờ bản đồ số 09 là không đúng sự thật khách quan.
Theo Bản đồ địa chính đo đạc năm 1996, thửa đất số 149, tờ bản đồ số 09 chỉ có diện tích là 529,5m2, loại đất thổ cư 400m2 và đất vườn tạp 129,5m2. Theo Bản đồ địa chính đo đạc năm 2015, thửa đất số 149, tờ bản đồ số 09 chỉ có diện tích là 507,7m2. Nên việc ông H trình bày “ông Ph đã giao toàn bộ cho ông H 621,8m2” là KHÔNG ĐÚNG.
Thứ hai: Ông H cho rằng, ông Hbị lừa dối khi ký vào Đơn xin xác nhận tại trại giam T16 Bộ Công an ngày 22/07/2016 là KHÔNG CÓ CĂN CỨ.
Bị đơn không phải người mù chữ, đọc hiểu tốt. Trong suốt quá trình tố tụng và phiên tòa ngày hôm nay, bị đơn không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh việc không đọc văn bản trước khi ký của mình và cũng đã thừa nhận chữ ký trong Đơn ngày 22/7/2016 là của mình
Thứ ba: Ông H khăng khăng cho rằng thửa đất số 149, tờ bản đồ số 09 là thuộc quyền sử dụng của ông là thiếu thuyết phục.
Từ năm 2010, Ông H bị điều tra, truy tố và xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 74/2011/HSST ngày 31/8/2011 của
Ngoài ra, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án sau quá trình xác minh, điều tra cũng không có dữ liệu về thửa đất số 149, tờ bản đồ số 09 thuộc quyền sử dụng của ông H để phát mại bồi thường cho những người bị hại. Tại bản án số 74/2011/HSST ngày 31/8/2011, Tòa án cũng khẳng định bị cáo Nguyễn Văn H là người không có tài sản nên không cấn thiết áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo (trang 06 bản án). Mà việc bồi thường này, bà B phải gom góp tài sản, bán đất của bà để thay con trai bồi thường theo Biên lai thu tiền số 0005301 ngày 01/11/2016.
Nội dung này để khẳng định, thửa đất số 149, tờ bản đồ số 09 không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Hải.
Trên cơ sở các nội dung pháp lý đã trình bày trên, với tư cách người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, tôi kính mong HĐXX xem xét áp dụng Điều 423, 424, 425, 426, Điều 407, Điều 122 đến Điều 133
Tôi hi vọng phần trình bày trên của tôi sẽ giúp Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc đưa ra phán quyết công minh, thấu tình đạt lý cho vụ án này.
Trên đây là toàn bộ quan điểm của chúng tôi trong vụ án này.
Trân trọng cảm ơn Quý Tòa và Quý vị đã lắng nghe.
Xin trân trọng cám ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2022 NGƯỜI TRÌNH BÀY
|
2. Kỹ năng của luật sư trong vụ án tranh chấp đất đai:
Để giải quyết một vụ án tranh chấp đất đai, luật sư cần có kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa như sau:
Thứ nhất, phải nghiên cứu kỹ hồ sơ:
Việc nghiên cứu hồ sơ là tiền đề quan trọng để nắm bắt được thông tin, chứng cứ làm cơ sở để xây dựng bản luận cứ.
Thứ hai, trao đổi nội dung vụ tranh chấp:
Cần xác định rõ một số vấn đề như sau:
+ Loại tranh chấp? Các bên trong quan hệ tranh chấp gồm những ai, tư cách như thế nào? Nội dung của tranh chấp?
+ Yêu cầu cụ thể của khách hàng là gì? Tài liệu, chứng cứ mà khách hàng cung cấp là gì, đánh giá giá trị của chứng cứ đó.
Tranh chấp đất đai là một tranh chấp phức tạp, và đất đai có giá trị thường rất lớn, nên có thể chi phí đi kèm với vấn đề khởi kiện cũng rất cao, như tiền tạm ứng án phí. Do đó nên xác định vụ việc có cần thiết phải tiến hành khởi kiện tại Tòa án hay có thể lựa chọn phương án hòa giải.
Thứ ba, hướng dẫn đương sự viết đơn khởi kiện nếu như vụ án bắt buộc phải đi đến bước khởi kiện ra Tòa án.
Thứ tư, hướng dẫn đương sự thu thập và cung cấp chứng cứ.
Thứ năm, chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho thân chủ của mình.
3. Cách xây dựng một bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án tranh chấp đất đai:
Bản luận cứ có giá trị rất quan trọng trong vụ án tranh chấp đất đai, cụ thể bản luận cứ sẽ gồm các phần cơ bản sau:
– Phần mở đầu: đảm bảo được nội dung giới thiệu thông tin của luật sư và
– Phần nội dung: Nêu tóm tắt diễn biến vụ án; phân tích tính hợp lệ, bất hợp lệ đối với việc mà toà án thụ lý; nhận định quan hệ tranh chấp; xác định những vấn đề cần giải quyết, đưa ra luận điểm của mình.
– Phần kết luận: đề xuất quan điểm, ý kiến một cách rõ ràng.