Trong quá trình ký kết hợp đồng bằng tiếng nước ngoài có xảy ra tranh chấp, nhiều người đã phải dịch bản hợp đồng đó sang tiếng Việt để nộp hồ sơ cho tòa án giải quyết. Vậy những bản dịch đã được công chứng có giá trị pháp lý khi nào?
Mục lục bài viết
1. Bản dịch đã được công chứng có giá trị pháp lý khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về hoạt động công chứng, theo đó công chứng là việc công chứng viên hành nghề trong các tổ chức hành nghề công chứng tiến hành hoạt động xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng và các giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản, xác nhận tính chính xác và không trái đạo đức xã hội của các bản dịch mà theo quy định của pháp luật cần phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc theo nhu cầu tự nguyện của các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Theo đó, hợp đồng và các giao dịch bằng văn bản đã được công chứng phù hợp với quy định của pháp luật về công chứng thì được coi là văn bản công chứng. Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, hoạt động công chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Đối với những bản dịch đã được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng thì có giá trị pháp lý khi nào? Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về công chứng. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về giá trị pháp lý của các văn bản công chứng, trong đó có bản dịch đã công chứng. Cụ thể như sau:
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày tiến hành thủ tục công chứng, tức là ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đó;
– Hợp đồng và các giao dịch được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, ngoại trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng và các bên tham gia giao dịch có thỏa thuận khác;
– Hợp đồng được công chứng, giao dịch được công chứng sẽ có giá trị chứng cứ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những tình tiết và sự kiện phát sinh trong hợp đồng và phát sinh trong các giao dịch được công chứng sẽ không phải chứng minh trên thực tế, chưa trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố vô hiệu;
– Bản dịch được công chứng sẽ có giá trị sử dụng giống như giấy tờ và văn bản được dịch.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Như vậy có thể nói, theo các điều luật phân tích nêu trên, bản dịch đã được công chứng sẽ có giá trị pháp lý được tính kể từ ngày công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào bản dịch đó.
2. Bản dịch đã được công chứng được lưu trữ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng, trong đó có bản dịch đã được công chứng. Cụ thể như sau:
– Tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện chế độ bảo quản chặt chẽ và đảm bảo tính an toàn đối với hồ sơ công chứng;
– Bản chính của các văn bản công chứng và các loại giấy tờ có liên quan trong hồ sơ công chứng phải được lưu giữ ít nhất trong khoảng thời gian 20 năm theo quy định của pháp luật tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng, trong trường hợp lưu giữ ngoài trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp;
– Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ và hồ sơ công chứng phục vụ cho quá trình kiểm tra thanh tra, điều tra truy tố, xét xử, thi hành án có liên quan đến các loại giấy tờ đã công chứng, thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ và bản sao văn bản công chứng, kèm theo các loại giấy tờ khác có liên quan. Việc đối chiếu bản sau văn bản công chứng đối với bản chính sẽ chỉ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng nơi đang tiến hành hoạt động lưu giữ hồ sơ công chứng;
– Việc kê biên, khám xét trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan có thẩm quyền đó là Sở tư pháp hoặc đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên tại địa phương;
– Trong trường hợp phòng công chứng tiến hành hoạt động chuyển đổi thành văn phòng công chứng thì hồ sơ lưu giữ cũng sẽ được chuyển đổi quản lý. Trong trường hợp phòng công chứng bị giải thể theo quy định của pháp luật thì bồ sơ công chứng sẽ phải được chuyển cho một văn phòng công chứng các quản lý hoặc hồ sơ công chứng sẽ phải được chuyển cho văn phòng công chứng do Sở tư pháp chỉ định bất kỳ.
3. Quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về hoạt động ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch theo quy định của pháp luật tiến hành hoạt động công chứng sẽ cần phải ký vào hợp đồng công chứng, văn bản công chứng trước sự chứng kiến của công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký mẫu chữ ký tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể sử dụng chữ ký đó, công chứng viên sẽ cần phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với mẫu chữ ký đã được công chứng trước đó;
– Việc điểm chỉ trong văn bản công chứng chỉ được sử dụng để thay thế cho quá trình ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không thể ký do khuyết tật hoặc những người này không biết ký. Trong quá trình điểm chỉ vào văn bản công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sẽ phải sử dụng ngón trỏ bên phải của bàn tay, nếu như không điểm chỉ được bằng ngón này thì sẽ phải điểm chỉ bằng ngón trỏ bên tay trái, trong trường hợp không thể điểm chỉ bằng cả hai ngón trỏ thì sẽ phải điều trị bằng các ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào và của bàn tay bên nào;
– Quá trình điểm chỉ cũng sẽ được thực hiện đồng thời với việc ký vào văn bản công chứng trong một số trường hợp sau: Công chứng di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên nhận thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người yêu cầu công chứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
–
–
– Thông tư 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.