Bài tập luật dân sự về chia thừa kế theo di chúc. Chia di sản thừa kế khi người chết có di chúc nhưng không để lại tài sản cho hàng thừa kế thứ nhất.
Bài tập luật dân sự về chia thừa kế theo di chúc. Chia di sản thừa kế khi người chết có di chúc nhưng không để lại tài sản cho hàng thừa kế thứ nhất.
Tóm tắt câu hỏi:
Giải giúp bài tập luật dân sự với: Ông Sang và bà Lan có 3 người con là A (1989) B (1991) và C (1994). Do mâu thuẫn gia đình nên ông Sang viết di chúc để lại 600 triệu cho bà Hoa (em ruột của ông Sang). Do tức giận nên bà Lan giết bà Hoa mục đích để chia tài sản cho các con. Ông Sang chết năm 2010.
1/ Di chúc có hợp hay không?
2/ Chia tài sản theo Bộ luật dân sự như thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
– “
II. Luật sư tư vấn:
1. Di chúc có hợp pháp không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều 631 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về quyền thừa kế của cá nhân:
Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Như vậy, ông Sang có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Về hình thức của di chúc, theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong đó di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Do đó di chúc ông Sang viết tay, không có người làm chứng, không công chứng, chứng thực vẫn tuân thủ hình thức di chúc theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 625 “Bộ luật dân sự 2015”, di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Vậy, trường hợp này di chúc của ông Sang là hợp pháp.
2. Chia tài sản theo Bộ luật dân sự như thế nào?
Điểm c khoản 1 Điều 675 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
>>> Luật sư
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
Vì bà Hoa bị chết trước khi ông Sang chết nên 600 triệu của ông Sang sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó di sản thừa kế của ông Sang sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông gồm: Bà Lan và 3 người con A, B, C. Như vậy, bà Lan, A, B và C mỗi người được hưởng 150 triệu đồng.