Quỹ từ thiện là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vì mục đích nhân đạo. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quỹ từ thiện được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quỹ từ thiện:
1.1. Điều kiện hoạt động của quỹ từ thiện:
Quỹ từ thiện là một tổ chức phi chính phủ, được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ các đối tượng gặp sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội. Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ. Không vì mục tiêu lợi nhuận ở đây được hiểu là lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận. Quỹ từ thiện được thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng.
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, Quỹ từ thiện được hoạt động khi đủ các điều kiện sau:
– Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
– Đã công bố về việc thành lập quỹ theo quy định đó là trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập. Còn đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập thì công bố trên báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương.
– Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định 93/2019/NĐ-CP:
+ Đối với tiền đồng Việt Nam thì các sáng lập viên chuyển trực tiếp vào tài khoản của quỹ
+ Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì bên góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sử dụng đất theo thỏa thuận thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho quỹ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai.
+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp tài sản thực hiện bằng việc giao nhận tài sản đóng góp có xác nhận bằng biên bản, có ghi đầy đủ các thông tin: tên và địa chỉ trụ sở chính của quỹ; thông tin của cá nhân, tổ chức đóng góp tài sản (họ, tên, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, hộ chiếu của cá nhân và số giấy phép thành lập đối với tổ chức), loại tài sản và số đơn vị tài sản đóng góp; tổng giá trị tài sản đóng góp; ngày giao nhận; chữ ký của người đóng góp hoặc đại diện theo ủy quyền của người đóng góp tài sản và người đại diện theo pháp luật của quỹ.
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
1.2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quỹ từ thiện:
Điều 9 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của quỹ từ thiện đó là:
– Nghiêm cấm hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, của công đồng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, nghiêm cấm hành vi gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.
– Nghiêm cấm hành vi xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. Bởi lẽ Quỹ từ thiện được thành lập dựa trên nguyên tắc hoạt động không vì lợi nhuận, không lợi dụng mô hình hoạt động của quỹ từ thiện để mang lại lợi nhuận, được thành lập để nhằm hỗ trợ, khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội. Vì vậy, quỹ từ thiện mang tính chất xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo, truyền thống lá lành đùm là rách của người dân Việt Nam.
– Nghiêm cấm hành vi tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, vì nếu không có sự công khai, minh bạch thì sẽ dẫn đến tình trạng tham ô, tẩu tán tài sản. Các biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này chẳng hạn như chi hoạt động của quỹ cũng cần tuân theo quy định của luật, được kế toán, kiểm toán, thống kê rõ ràng và công khai, minh bạch, khoản chi phải hợp lý để đảm bảo hoạt động của quỹ, như chi để trả lương cho cá nhân, cho thuê trụ sở, chi khi thực hiện hoạt động thực hiện nhiệm vụ,…Các khoản chi của quỹ từ thiện cần được thể hiện rõ ràng, do ai đóng góp, đóng góp tại thời điểm nào, đóng góp loại tài sản nào, giá trị tài sản là bao nhiêu,…
– Nghiêm cấm lợi dụng hoạt động của tổ chức từ thiện để thực hiện các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật
– Nghiêm cấm hành vi làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
– Nghiêm cấm hành vi sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ. Theo nguyên tắc hoạt động, cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn thành lập tổ chức từ thiện thì phải tự bỏ kinh phí để trang trải cho hoạt động này, vậy nên quỹ từ thiện được thành lập một cách tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình. Các cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản vào quỹ từ thiện theo điều kiện cho phép của mình, sẽ không nhận được hỗ trợ về tài sản từ cơ quan nhà nước.
Như vậy, đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của quỹ từ thiện, pháp luật quy định như vậy đúng theo nguyên tắc hoạt động của quỹ, nhằm thiết lập một quỹ từ thiện được duy trì và phát triển quỹ theo đúng tôn chỉ hoạt động của tổ chức này.
2. Nếu vi phạm vào các điều bị nghiêm cấm thì quỹ từ thiện có bị buộc phải giải thể không?
– Quỹ từ thiện bị giải thể trong các trường hợp sau đây: có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
– Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau: giải thể theo quy định của điều lệ quỹ; mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành; không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.
– Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau:
+ Không thực hiện thủ tục báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục. Trong nội bộ của quỹ từ thiện có mâu thuẫn nghiêm trọng, không tự giải quyết được và gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước
+ Thực hiện các hành vi giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP
+ Không tự giải thể theo những trường hợp nêu trên
+ Vi phạm một trong những điều cấm trong hoạt động của tổ chức từ thiện theo quy định
+ Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ vẫn không khắc phục được vi phạm, cụ thể hết thời hạn tạm đình chỉ mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động có thể kéo dài thêm 01 tháng, quá thời hạn kéo dài thêm mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm thì cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể quỹ theo quy định
3. Tài sản của quỹ từ thiện được giải quyết như thế nào khi bị buộc phải giải thể?
Nguyên tắc hoạt động của quỹ từ thiện là không phân chia tài sản của quỹ từ thiện, bởi lẽ tài sản của quỹ từ thiện là quỹ chung hợp nhất, là tài sản thuộc sở hữu chung, không thuộc về bất kì chủ thể nào. Trong quỹ từ thiện thì vốn góp vào của các cá nhân sẽ hợp nhất, không thể hiện tỉ lệ vốn sở hữu của mỗi người là bao nhiêu. Vậy nên khi quỹ từ thiện tự giải thể hoặc bị giải thể thì tài sản của quỹ tuyệt đối không được phân chia mà sẽ được xử lý theo những hướng sau:
+ Trường hợp quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tài sản của quỹ phải được tiến hành kiểm kê và có biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách. Tổng số tài sản của các quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tài sản của quỹ trước khi chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
+ Trường hợp quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản, trong thời gian này quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến khi có quyết định được phép hoạt động lại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trường hợp quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của quỹ, theo đó, tài sản của quỹ từ thiện sẽ được bán, thanh lý và thứ tự ưu tiên thanh toán đó là: Chi phí giải thể quỹ; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện