Bồi thường thiệt hại đối với bất động sản liền kề do xây dựng. Xây dựng công trình gây rạn nứt cho công trình liền kề thì chủ sở hữu có phải bồi thường thiệt hại?
Bồi thường thiệt hại đối với bất động sản liền kề do xây dựng. Xây dựng công trình gây rạn nứt cho công trình liền kề thì chủ sở hữu có phải bồi thường thiệt hại?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi xây nhà từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 3 năm nay thì xong, gia đình tôi thuộc khu vực nông thôn chưa có quy hoạch. khi thi công công trình, công trình hộ bên cạnh không có biểu hiện rạn nứt nhưng đến tháng 9 năm nay là 5-6 tháng kể từ khi công trình xây xong mới bắt đầu có hiện tượng rạn nứt. Họ quay ra đổ lỗi cho gia đình tôi và đòi bồi thường. Xin hỏi tôi phải bồi thường không?. cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bộ luật Dân sự 2005 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng đối với bất động sản liền kề như sau:
"1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh."
Đồng thời Điều 174 Bộ luât Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng với bất động sản liền kề như sau:
"Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh."
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị cơ quan thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo một trong các căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27
Việc xử lý công trình gây sụt lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng, cụ thể:
– Sau khi biên bản vi phạm hành chính được ủy ban nhân dân cấp xã lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì việc thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại giữa hai bên.
– Trường hợp thỏa thuận (lần 1 và 2) không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trong thời hạn 7 ngày mà hai bên không thống nhất được việc mời tổ chức để giám định, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mời một tổ chức để giám định, chi phí do bên vi phạm chi trả.
– Trong thời hạn 7 ngày mà một trong các bên không thống nhất với kết quả do tổ chức giám định đưa ra, bên đó có quyền mời một tổ chức khác và tự chi trả chi phí. Kết quả giám định này là căn cứ để xác định mức bồi thường. Trường hợp bên còn lại không thống nhất với kết quả lần hai, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức bồi thường theo mức trung bình của kết quả giám định lần 1 và kết quả giám định lần 2. Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
– Trong thời gian giải quyết việc bồi thường, nếu công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ, hoặc gây sụp đổ công trình lân cận, thì chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại
Thủ tục khởi kiện tại Tòa án được thực hiện theo pháp luật tố tụng dân sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: 1900.6568
Theo đó, khi xây dựng từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, gia đình bạn phải đảm bảo các quy tắc xây dựng, đảm bảo an toàn cho bất động sản liền kề là nhà bên cạnh. Tính đến đến thời điểm tháng 9/2017 đã hoàn thiện công trình nhưng nếu nhà bên cạnh có căn cứ chứng minh những biểu hiện rạn nứt có nguyên nhân trực tiếp từ hoạt xây dựng công trình của gia đình bạn thì vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định.
Về mức độ bồi thường thiệt hại: Mức độ bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể gồm: mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan. Hai bên có thể tự xác định mức thiệt hại của công trình liền kề.
Cụ thể mức bồi thường được xác định theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Nếu trong trường hợp nguyên nhân dẫn đến việc công trình của hộ bên cạnh rạn nứt, bị hư hỏng mà nguyên nhân không xuất phát từ việc thi công của gia đình bạn thì trong trường hợp này, gia đình bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bị xử phạt vi phạm hành chính.