Quy định về yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông? Quy định về yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông?
Giáo dục phổ thông la giáo dục trọng điểm trong sự hình thành và phát triển toàn diện của con người. Để giáo dục phổ thông đạt được hiệu quả tốt nhất, thì ngay trong chính nội tại giáo dục phổ thông phải có nhưng yêu cầu, điều kiện nhất định về một số khía cạnh. Trong đó, cái mà Luật Dương Gia muốn nhắc tới và phân tích trong bài viết dưới đây là yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông. Để có thể có cách hiểu thống nhất, sự phân tích và bình luận xuất phát từ các quy định của pháp
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục năm 2019.
Trong các bài viết của Luật Dương Gia về giáo dục phổ thông, chúng tôi đều thống nhất giải thích về giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông là cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.” Giáo dục phổ thông có thể được chia thành 02 giai đoạn: giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, gắn với các cấp học cụ thể.
1. Quy định về yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông?
Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 30 Luật Giáo dục, yêu cầu được quy định tại Điều luật này bao gồm yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể, trong đó:
Yêu cầu chung về nội dung giáo dục phổ thông.
“Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.“
– Yêu cầu này được hiểu rằng, tính phổ thông đòi hỏi nội dung giáo dục phải thông thường, không chuyên sâu và phù hợp với số đông học sinh; tính phổ thông và cơ bản có mối quan hệ với nhau, trong đó tính cơ bản thì thông thường sẽ mang tính phổ thông; đối với tính toàn diện, tính toàn diện trong nội dung giáo dục yêu cầu phải đảm bảo cho cá nhân được tiếp cận và trang bị về các môn học, các kỹ năng phù hợp với các cấp học; tính hướng nghiệp đòi hỏi nội dung giáo dục phổ thống phải trang bị kiến thức đủ để phát triển năng lực nhìn nhận và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; đối với tính hệ thống, nội dung giáo dục đòi hỏi phải có sự liên kết, thống nhất, liên hệ, tác động, cấp học dưới tạo tiền đề cho cấp học tên.
– Nội dung giáo dục phổ thông phải gắn với thực tiễn cuộc sống, giúp cho học sinh nắm bắt, hiểu và nhìn nhận mọi hoạt động một cách khách quan và có khả năng áp dụng hiệu quả kiến thức mà không quá hàn lâm hay thiên về lý thuyết.
– Nội dung giáo dục phổ thông phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Tiến trình của cá nhân con người trong quá trình tham gia giáo dục phổ thông phải là sự tiến bộ, nội dung giáo dục được xây dựng phải là sự nghiên cứu của nhiều yếu tố tác động và việc dựa trên các yếu tố khách quan thì đối tượng “thụ hưởng” nội dung giáo dục cần được quan tâm nhất, điều này đã đặt ra yêu cầu về phù hợp với tâm sinh lý. Hơn nữa, mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp đã được khẳng định trong chương trình giáo dục phổ thông và việc nội dung giáo dục phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục là dĩ nhiên và bắt buộc.
Yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học.
– Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Giáo dục tiểu học là cấp học thấp nhất trong các cấp giáo dục phổ thông. Nội dung giáo dục phổ thông ở cấp học này cũng mang tính đơn giản hơn và hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lý của học sinh trong cấp học này. Đây là cấp học được nhà nước tiến hành phổ cập toàn diện, điều đó cũng đã chứng minh được tầm quan trọng của nó.
Yêu cầu cốt lõi của cấp học này là “phải đảm bảo cho học sinh nền tảng phát triển”, tính nền tảng quyết định đến sự đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh, yêu cầu này quyết định giáo dục tiểu học trở thành một “bộ phận” vững chắc cho sự phát triển cơ bản về nhận thức và thể chất.
– Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
Dựa trên những nội dung giáo dục tiểu học đạt được, giáo dục trung học cơ sở đòi hỏi sự củng cố, phát triển nội dung đó lên một bậc và mở rộng về kiến thức tiếp cận. Yêu cầu ở giáo dục trung học cơ sở cũng được xem là bước đệm cho yêu cầu đối với giáo dục trung học phổ thông. Việc đặt ta yêu cầu cũng là mục tiêu mà nội dung giáo dục phổ thông ở trung học cơ sở phải đạt được.
– Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Giáo dục trung học phổ thông là sự phát triển của giáo dục trung học cơ sở, mở rộng toàn diện về các lĩnh vực nội dung và yêu cầu chuyên sâu, nâng cao về một số môn học dựa trên năng lực vượt trội của học sinh hoặc nguyên vọng của học sinh. Yêu cầu đối với giáo dục trung học phổ thông được đặt ra cao hơn bởi đây là cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông, để chuẩn bị bước vào giai đoạn học tập mới hoặc tham gia vào thị trường lao động, nội dung giáo dục trung học phổ thông quyết định ý chí, nhận thức và trang bị rất nhiều các điều kiện cần thiết dành cho học sinh.
2. Quy định về yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông?
Yêu cầu về nội dung hay phương pháp giáo dục phổ thông trước hết phải đáp ứng yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục nói chung được quy định tại Điều 7 Luật Giáo dục, tiếp đến là sự cụ thể hóa được quy định tại Điều 30.
Phương pháp giáo dục phổ thông là cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục phổ thông, được thực hiện trong sự thống nhất biện chứng, gắn bó với nhau, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục đã định. Phương pháp giáo dục là thành tố hữu cơ của quá trình giáo dục,…nó có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình giáo dục như phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục,…
Phương pháp giáo dục phổ thông được quy định tại Khoản 3 Điều 30 Luật Giáo dục, cụ thể: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.“
-Tính tích cực được phản ánh trong phương pháp giáo dục đó là việc chuyển người học từ thụ động sang chủ động; từ đối tượng tiếp nhận sang tìm kiếm tri thức để nâng cao kiến thức bản thân. Tính tự giác tức là học sinh tự thực hiện các hoạt động tiếp cận thông tin mà không cần ai đốc thúc, nhắc nhở. Tính sáng tạo là những điểm mới được phát hiện không dựa trên một khuôn khổ nào nhưng có giá trị nghiên cứu hoặc ứng dụng cao. Tuy nhiên, các tính chất này phải phù hợp với đặc trưng từng môn học (toán, lý, hóa, anh, văn, sinh,..), lớp học ( theo từng cấp học), đặc điểm đối tượng học sinh (năng lực, phẩm chất).
– Các nội dung về bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thủ học tập,…đều là các nội dung nằm trong năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông phải hình thành và phát triển cho học sinh.
– Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục và phương pháp cực kỳ hiệu quả trong bối cảnh phát triển như hiện nay. Đây là phương pháp mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng và coi đó là phương pháp hữu hiệu nhất cho một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến và có chiều sâu.
Việc tìm hiểu quy định yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông giúp tác giả nhìn nhận được nhiều vấn đề mà mình đã từng trải qua trong suốt thời gian tham gia chương trình giáo dục phổ thông từ đó, tự mình đánh giá được tính ứng dụng thực tiễn của các quy định này là thực sự hợp lý và hiệu quả.