Xử phạt khi người sử dụng lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm cho người lao động? Xử phạt khi doanh nghiệp không chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư Dương Gia! Tôi có một vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Tôi ký kết hợp đồng lao động với công ty Q lần đầu có thời hạn hợp đồng là 1 năm. Khi hết thời hạn hợp đồng lao động, tôi vẫn làm ở công ty, tuy nhiên tôi có đề nghị giao kết hợp đồng lần 2 nhưng công ty vẫn chưa ký kết với tôi. Tôi vẫn làm việc trong công ty, nhưng cách đây 20 ngày, tôi đã nghỉ làm việc, tôi muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội, nhưng công ty không đồng ý. Tôi đã đóng bảo hiểm được 2 năm rồi. Cho tôi hỏi, công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội và không trả sổ là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn ký kết hợp đồng với công ty Q với
Căn cứ vào Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.
Theo khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019”, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Như vậy, công ty phải làm thủ tục chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi này của công ty. Công ty có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 8 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
Luật sư
“Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng
Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động”.
Đồng thời sẽ có biện pháp khắc phục tại Điều 3 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
“Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Như vậy, việc công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội và không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn là trái với quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Không chốt sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc có được không?
- 2 2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội để tham gia bảo hiểm tại đơn vị sử dụng lao động mới
- 3 3. Công ty cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
- 4 4. Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm thì người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm không?
- 5 5. Công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
1. Không chốt sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm ở 3 công ty: công ty 1 em đã chốt sổ làm được 3 tháng và khi làm ở công ty thứ 2 được 7 tháng nhưng chưa nộp sổ bảo hiểm thì em nghỉ ngang sau đó chuyển sang làm ở công ty thứ 3 mà không chốt ở công ty thứ 2. Em đã nghỉ ở công ty thứ 3 và nộp sổ cho công ty thứ 3 chốt mà không chốt ở công ty thứ 2 có sao không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“- Ít nhất 15 ngày trước ngày
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
– Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Sau khi nghỉ việc tại công ty thứ nhất thì công ty đó có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Khi bạn đi làm ở công ty thứ hai thì nếu bạn ký hợp đồng lao động với công ty thứ hai từ 3 tháng trở lên, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đây là trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, do vậy chị phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty thứ 2 để công ty thứ 2 tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn khi bạn nghỉ việc.
Tuy nhiên, bạn đã làm việc ở công ty thứ hai được 7 tháng và không nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty thứ 2, bạn cũng không chốt sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc tại công ty thứ hai, việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của bạn khi hưởng các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu bạn không nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty thứ hai để chốt sổ bảo hiểm, hiện nay chưa có chế tài xử phạt đối với trường hợp này tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn sau này.
2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội để tham gia bảo hiểm tại đơn vị sử dụng lao động mới
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có làm ở công ty thứ 1 được 2 tháng sau đó nghỉ luôn. Vấn đề là em đi làm ở cty thứ 1, sau đó nghỉ. 4 năm sau em có đi làm ở công ty thứ 2 và công ty có đóng bảo hiểm trên số sổ của công ty thứ 1. Em không biết là sổ bảo hiểm tồn tại, sau đó làm quá mệt nên em lại nghỉ ngang và qua công ty thứ 3 làm việc. công ty thứ 3 đóng bảo hiểm thì bảo hiểm có nói là em đã có số sổ rồi ( giờ em mới biết là mình có sổ bảo hiểm ). Vậy em lấy sổ về có cần mang sổ qua công ty thứ 2 để chốt không? Hay nộp cho công ty thứ 3 luôn. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Sổ BHXH: gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia BHXH, để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH.
Mỗi người chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội. Nếu làm mất, hỏng thì làm thủ tục xin cấp lại sổ. Căn cứ khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Trong trường hợp của bạn, khi bạn chấm dứt hợp đồng với công ty thứ 2 thì công ty có trách nhiệm chốt sổ cho bạn. Khi bạn sang làm ở công ty mới, bạn phải mang sổ bảo hiểm đó sang công ty mới để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và công ty thứ ba sẽ yêu cầu cơ quan bảo hiểm thực hiện việc gộp sổ cho bạn.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH thì hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do gộp sổ bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Sổ BHXH đã cấp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn gộp sổ không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
3. Công ty cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em làm việc tại công ty A tính đến tháng 02/2016 đã đóng bảo hiểm được 5 năm. Sau khi nghỉ sinh, do bận con nhỏ em không thể tiếp tục đi làm, và đã làm đơn xin nghỉ việc từ ngày 17/04/2016, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được quyết định nghỉ việc, cũng như sổ bảo hiểm xã hội. Như vậy có phải công ty cố tình gây khó dễ cho em hay không? Bây giờ em cứ đợi mà không biết chính xác ngày nào nhận được, gọi hỏi phòng hành chính thì được trả lời là cứ đợi khi nào có sẽ gọi. Em mong được sự tư vấn của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 37 “Bộ luật lao động 2019” quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo
Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì bạn phải đảm bảo cả 02 điều kiện:
+ Lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Thời hạn báo trước;
Nếu bạn và người sử dụng lao động không thỏa thuận được việc chấm dứt hợp đồng lao động, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải đảm bảo cả 02 điều kiện trên, nếu vi phạm 1 trong 2 điều kiện trên thì bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bạn phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 43 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
– Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của“Bộ luật lao động 2019”.
Căn cứ Khoản 5 Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động phải:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp.”
Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47, Bộ Luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Như vậy, đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay đúng pháp luật thì công ty phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ bảo hiểm nộp cho cơ quan bảo hiểm để chốt sổ và trả sổ cho bạn. Và trong thời gian 07 ngày thì công ty bạn sẽ phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn và trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 30 ngày.
Nếu công ty cố tình kéo dài thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội, bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty bạn có trụ sở để giải quyết.
4. Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm thì người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! 1.Tôi tên Trương Thị Ánh Mai. Tôi làm việc ở CTY A từ T2/2012 -T10/2014. Đến T10/2014 tôi nghỉ việc, đến hiện tại tôi vẫn chưa lấy được sổ bảo hiểm do cty A chưa đóng tiền và chưa tiến hành chốt sổ cho tôi. Hiện tại cty A chỉ mới đóng tiền bảo hiểm đến T7/2014. Như vậy giờ tôi có thể tự đến cơ quan bảo hiểm xin chốt sổ đến T7/2014 được không? Hay cty A phải tự làm thủ tục chốt sổ cho tôi? 2. Nếu là trường hợp cty A, trước đây đã khai giảm cho tôi từ T10/2014. Vậy giờ muốn làm thủ tục chốt sổ lại cho tôi đến T7/2014 có được không? và phải làm hồ sơ như thế nào ạ? xin cảm ơn Luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019”:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán
Căn cứ vào khoản 1.2 Điều 34 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định:
1.2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng:
a) Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn.
b) Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp bạn không được đơn vị chốt sổ, bạn liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp quận, huyện hoặc cơ quan thanh tra thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được can thiệp. Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bạn phải có quyết định cho nghỉ việc của công ty thì bạn mới có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Điều 2 Công văn 2266/2013/CV – BHXH hướng dẫn giải quyết việc chốt sô bảo hiểm xã hội cho ngờ lao động khi doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự về kinh tế như sau:
“ a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết”.
Như vậy, Trường hợp thứ nhất, nếu công ty bạn trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật mà còn nợ tiền BHXH, BHYT mà có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng bảo hiểm trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của công ty thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
Trường hợp thứ hai, nếu công ty bạn thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT đối với người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết. Như vậy nếu công ty bạn rơi vào trường hợp này thì bạn nên thỏa thuận với công ty về việc làm công văn cam kết sẽ nộp đủ tiền bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét để chốt sổ bảo hiểm cho bạn đến thời điểm bạn nghỉ việc tại công ty.
Nếu công ty không đồng ý làm công văn thì bạn có thể tự mình đi chốt sổ bảo hiểm. Để được chốt sổ bảo hiểm bạn cần làm 01 bộ hồ sơ gửi tới cơ quan BHXH những giấy tờ sau:
– Bản sao quyết dịnh chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.
– Sổ BHXH.
– Chứng minh thư nhân dân bản chính.
5. Công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
kính chào văn phòng luật sư Chồng tôi làm việc tại 1 công ty liên doanh Hàn Quốc từ năm 1994 đến năm 2007 thì công ty giải thể nhưng công ty lại không chốt sổ bảo hiểm và trả sổ cho chồng tôi. Tôi xin hỏi làm thế nào để chồng tôi lấy được sổ bảo hiểm và nếu lấy được thì chồng tôi có được bồi thường không và mức bồi thường được tính như thế nào ạ? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 7 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Theo đó, trường hợp công ty giải thể là căn cứ để hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt.
Căn cứ theo Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động :
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Luật sư tư vấn pháp luật chốt sổ bảo hiểm xã hội:1900.6568
Mặt khác, theo quy định của khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp chồng bạn chấm dứt hợp đồng lao động chồng bạn được quyền yêu cầu công ty hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà công ty còn đang giữ của chồng bạn. Công ty có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian 7 ngày làm việc sau khi nghỉ việc hoặc chậm nhất là trong thời gian 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động.
Trường hợp công ty không tiến hành chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho chồng bạn sau khi đã nghỉ việc năm 2007, chồng bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi lên Phòng lao động thương binh và xã hội cấp quận hoặc cấp huyện và bảo hiểm xã hội để yêu cầu phối hợp giải quyết.