Chế độ kỷ luật cán bộ công chức được hiểu là một chế định pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, nề nếp hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức.
Chế độ kỷ luật cán bộ công chức được hiểu là một chế định pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, nề nếp hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức. Thuật ngữ kỷ luật còn được hiểu là sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của chế độ kỷ luật.
Hành vi vi phạm hành chính của cán bộ, công chức có thể là hành động ( cán bộ công chức vi phạm các quy định về điều cấm) hoặc không hành động ( không thực hiện nhiệm vụ được phân công). Chỉ cần có hành vi hành động hoặc không hành động cùng các dấu hiệu khác của cấu thành vi phạm kỷ luật là đã có thể truy cứu trách nhiệm kỷ luật là đã có thể truy cứu trách nhiệm kỷ luật bất luận hậu quả đã xảy ra hay chưa? Đây chính là dấu hiệu hình thức của vi phạm kỷ luật.
Khi có hành vi vi phạm kỷ luật gây ra hậu quả thì trực tiếp cần xác định cụ thể mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hậu quả đó xem xét tính đến việc lựa chọn biện pháp xử lí đối với người vi phạm. Nếu gây thiệt hại về tài sản đó là cơ sở để áp dụng biện pháp trách nhiệm bồi thường vật chất.
1. Xử lý vi phạm hành chính đối với cán bộ
Theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ – CP của Chính phủ ngày 17/03/2005 Về việc xử lí kỷ luật cán bộ, công chức thì cán bộ vi phạm các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
– Khiển trách: Áp dụng với cán bộ khi có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ;
– Cảnh cáo: Áp dụng đối với cán bộ đã bị khiển trách nhiều lần mà tái phạm hoặc vi hạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng tương đối nghiêm trọng;
– Hạ bậc lương: Áp dụng với cán bộ có hành vi vi phạm nghiêm trọng thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Theo Thông tư số 05/1999/TT – TCTP ngày 27/03/1999 của ban tổ chức – cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 97/1998/NĐ – CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lí kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức ( sửa đổi bổ sung 2005) thì hình thức hạ ngạch lương được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Hạ từ bậc của ngạch chuyên môn cán bộ đang giữ xuống bậc thấp hơn liền kề ngạch đó.
Trường hợp cán bộ đang giữ hệ số lương ở bậc một của ngạch chuyên môn thì thực hiện việc kéo dài thời gian, nâng bậc thêm một thâm niên nâng bậc của ngạch…
– Hạ ngạch: Áp dụng với cán bộ có hành vi vi phạm nghiêm trọng mà xét thấy không còn đủ phẩm chất, đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm;
Hình thức hạ ngạc được thực hiện theo nguyên tắc: Hạ ngạch từ ngạch chuyên môn cán bộ đang giữ xuống ngạch thấp hơn liền kề và chuyển ở hệ số lương của ngạch bị hạ xuống tương đương ứng với hệ số lương của ngạch được hưởng trước khi xử lí kỷ luật.
– Cách chức: Áp dụng đối với cán bộ có chức vụ mà hành vi vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể đảm nhiệm chức vụ được giao;
– Buộc thôi việc: Áp dụng đối với cán bộ phạm tội bị tòa án phạt tù mà không hưởng án treo.
Ngoài ra hội đồng kỷ luật có thể xem xét, kiến nghị buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:
– Đối với cán bộ phạm tội đã bị tòa án phạt tù nhưng được hưởng án treo, hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo mà tội liên quan đến hoạt động công vụ thì có thể buộc thôi việc;
– Cán bộ đã bị xử lí bằng một trong các hình thức kỉ luật hạ bậc, hạ ngạch, cách chức mà tái phạm thì có thể buộc thôi việc;
– Cán có hành vi vi phạm lần đầu nhưng có tính chất mức độ vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thôi việc.
2. Xử lý vi phạm hành chính đối với công chức
Theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/05/2011 Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức thì công chức vi phạm các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
– Khiển trách: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
+ Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;
+ Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
+ Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
+ Sử dụng tài sản công trái pháp luật;
+ Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ
– Cảnh cáo: Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
+ Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
+ Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi;
+ Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
+ Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;
+ Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;
+ Sử dụng trái phép chất ma túy bị
+ Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
– Hạ bậc lương: Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
+ Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi;
+ Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
– Giáng chức: Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
+ Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;
+ Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
– Cách chức: Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
+ Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;
+ Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;
+ Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức giữ các chức danh tư pháp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Buộc thôi việc: Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
+ Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
+ Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
+ Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
+ Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cán bộ công chức sinh con thứ ba có bị kỷ luật
– Trách nhiệm kỷ luật của Công chức
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại