Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là gì? Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (MBB18)? Quy định về việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính trong các lĩnh vực trong đời sống khá phổ biến đối với những người dân. Khi xảy ra vụ việc vi phạm hành chính thì điều đầu tiên là cần phải xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm, việc xác minh này cần được lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Vậy mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính có nội dung và hình thức như thế nào, cách thức soạn thảo mẫu văn bản này ra sao?
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (MBB18):
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
- 4 4. Quy định về việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
1. Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là gì?
Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (MBB18) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền lập biên bản tiến hành lập ra với các nội dung bao gồm: các căn cứ lập biên bản, thời gian và địa điểm lập biên bản, thông tin của người chứng kiến (họ và tên, nghề nghiệp, nơi ở) thông tin bên lập biên bản (họ và tên, chức vụ), thông tin bên bị lập biên bản (Họ và tên, Giới tính, Ngày, tháng, năm sinh, Quốc tịch, Nghề nghiệp, Nơi ở hiện tại số định danh cá nhân/CMND/CCCD/Hộ chiếu), hành vi vi phạm, ý kiến trình bày của các bên.
Mục đích của mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (MBB18): khi có các hành vi vi phạm hành chính của các cá nhân, tổ chức xảy ra thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành xác minh tình tiết vi phạm, việc này phải được lập thành biên bản nhằm mục đích ghi nhận thông tin và quá trình làm việc giữa cơ quan và bên vi phạm, xác minh có hay không xảy ra tình tiết vi phạm.
2. Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (MBB18):
MBB18
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……./BB-XM
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN(1)
——-
BIÊN BẢN
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính*
Căn cứ(2) …
Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …/…/…….. tại(3) ……
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: …, cấp bậc: ……, chức vụ: …., đơn vị: …
Họ và tên: ……, cấp bậc: …, chức vụ: ….., đơn vị: ….
2. Với sự chứng kiến của(4):
a) Họ và tên: ….. Nghề nghiệp: ……
Nơi ở hiện nay: ……
b) Họ và tên: …… Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện nay: ……
c) Họ và tên: …… Chức vụ: ……
Cơ quan: ……
Tiến hành lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>: ……Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh:…../…./…. Quốc tịch: …
Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện tại: ……
Số định danh cá nhân/CMND/CCCD/Hộ chiếu: …; ngày cấp: …./…/…..; nơi cấp: ……
<1. Tên tổ chức vi phạm>: ……
Địa chỉ trụ sở chính: …
Mã số doanh nghiệp: ……
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ..…
Ngày cấp: …../……/….; nơi cấp: …
Người đại diện theo pháp luật(5): …. Giới tính: ……
Chức danh(6): ……
2. Đã có hành vi vi phạm hành chính(7): …
3. Quy định tại(8): ……
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có)(9): …
5. Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra: ……
6. Tình tiết giảm nhẹ: ……
7. Tình tiết tăng nặng: ……
8. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:…
9. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):……
10. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):……
11. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải trưng cầu giám định (trong trường hợp cần thiết):…
12. Những tình tiết xác minh khác:……
Biên bản lập xong hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./…. gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(10) …. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>
Lý do ông (bà)(10) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(11): …
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên)
(Ghi rõ cấp bậc, họ và tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên)
(Ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
* Mẫu này được sử dụng để xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Người soạn thảo Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu biên bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu biên bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên cơ quan chủ quản c ó thẩm quyền lập biên bản;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu biên bản, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính;
Về nội dung mẫu biên bản: các căn cứ ra biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính, nội dung biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản xác minh.
(2) Ghi các căn cứ của việc lập biên bản xác minh.
(3) Ghi địa chỉ trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản xác minh.
(4) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm.
(8) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(9) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(11) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác…./.
4. Quy định về việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể như sau:
– Khi cơ quan có thẩm quyền xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
+ Có hay không có vi phạm hành chính để xác định căn cứ xử phạt;
+ Xác minh thông tin của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
+ Xác minh tất cả các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
+ Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Xác minh các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Các nội dung cần xác minh này cần phải được người có thẩm quyền xử phạt xác minh chính xác và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định. Việc xác minh các tình tiết vi phạm hành chính bắt buộc phải được chủ thể có thẩm quyền xử phạt lập thành biên bản nhằm ghi nhận lại quá trình xác minh.