Xử lý trường hợp nhặt được hồ sơ tuyệt mật của đối tác. Mở hồ sơ tuyệt mật khi nhặt được có vi pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vô tình nhặt được hồ sơ tuyệt mật của đối tác. Nếu mở ra xem hoặc dấu đi có vi phạm pháp luật không? Em mong được giải đáp ạ. Cảm ơn quý luật sư?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
– Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi năm 2009;
– Nghị định 71/2014/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Trước tiên, hồ sơ tuyệt mật đó là tài sản của đối tác bạn theo Điều 163 của “Bộ luật dân sự 2015” quy định, cụ thể hồ sơ tuyệt mật đó là giấy tờ có giá. Vậy chỉ có chủ sở hữu mới có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt hồ sơ đó theo Điều 164 của “Bộ luật dân sự 2015” quy định, còn bạn không phải là chủ sở hữu nên không có quyền sở hữu hồ sơ đó. Hiện tại bạn đang nắm giữ hồ sơ tuyệt mật của đối tác thì theo khoản 1 Điều 187 của “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu
1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”.
Vậy trong trường hợp của bạn, do bạn biết hồ sơ tuyệt mật của ai nên bạn phải trả lại cho chủ sở hữu của nó theo quy định tại khoản 1 điều 187 của “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
Không những thế, hồ sơ tuyệt mật đó có thể là bí mật kinh doanh nếu nó thỏa mãn các điều kiện theo Điều 10 của Luật cạnh tranh 2004 quy định.
Trong trường hợp, hồ sơ bí mật đó nó thỏa mãn các điều kiện để trở thành bí mật kinh doanh thì việc bạn xem và dấu đi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bạn đã xâm phạm bí mật kinh doanh theo khoản 2 Điều 39 của Luật cạnh tranh 2004 quy định. Trong trường hợp bạn tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 triệu đồng theo điểm b khoản 1 Điều 29 của Nghị định 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh :
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, bạn có nghĩa vụ hoàn trả hồ sơ cho đối tác trong trường hợp trên, trong trường hợp nếu bạn cố tình giấu không trả cho chủ sở hữu thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 141 của “
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.