Hiện nay có rất nhiều hiện tượng, nhặt được tài sản của người khác do bị bỏ quên hoặc đánh rơi nhưng lại không xác định được chủ của tài sản là ai. Vậy câu hỏi đặt ra: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên?
Mục lục bài viết
1. Xác lập quyền sở hữu với vật người khác đánh rơi, bỏ quên:
1.1. Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được hiểu như thế nào?
Tài sản bị đánh rơi hoặc tài sản bị bỏ quên là những loại tài sản vốn dĩ có chủ sở hữu hợp pháp tuy nhiên xuất phát vì nhiều lý do khác nhau, có thể là khách quan hoặc có thể do chủ quan từ chính chủ sở hữu hoặc người quản lý mà những loại tài sản này đã không còn nằm trong sự chiếm hữu và chi phối các chủ thể đó. Nếu tài sản được phát hiện trên nhiều địa điểm khác nhau, ví dụ như vỉa hè hoặc đường đi … thị trường được xác định là tài sản bị đánh rơi, còn nếu như tài sản được xác định ở những vị trí khác như quán nước, thư viện, trường học … thì thường được coi là tài sản bị người khác bỏ quên. Nhìn chung thì tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là những tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Đối tượng của quyền sở hữu là tài sản. Quyền sở hữu của một chủ thể là quyền đối vật (vật quyền), quyền này được thiết lập trên một tài sản cụ thể. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng là đối tượng áp dụng của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, những tài sản thuộc đối tượng áp dụng của qui định này phải thỏa mãn điều kiện qui định là tài sản không thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó. Ngoài việc thỏa mãn điều kiện trên, tài sản thuộc đối tượng áp dụng của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cũng phải thỏa mãn một số điều kiện khác như không phải là tài sản do thuê, mượn, ký gửi hoặc được người khác ủy quyền quản lý. Nghĩa là tài sản ấy phải được chiếm hữu tư cách của chủ sở hữu chứ không phải tư cách của người thứ hai đối với tài sản.
1.2. Quy định về xác lập quyền sở hữu với vật người khác đánh rơi, bỏ quên:
Nhìn chung thì chế định xác định quyền sở hữu đối với vật bị người khác đánh rơi và bỏ quên thường chỉ áp dụng đối với các tài sản là động sản, vì chỉ có những loại tài sản là động sản thì mới có thể dịch chuyển và di dời mà không làm ảnh hưởng đến tính năng và công dụng của nó theo đúng quy định của pháp luật. Kể từ thời điểm tài sản đó bị đánh rơi và bị bỏ quên vì nhiều lý do khác nhau, có thể do khách quan hoặc do chủ quan, thì chủ sở hữu chưa mất đi quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó, người nhặt được những loại tài sản đó chỉ có thể xác lập quyền sở hữu sau một khoảng thời gian luật định. Do vậy người phát hiện ra tài sản mà người khác đánh rơi và bỏ quên mà biết được địa chỉ của những người đã đánh rơi và bỏ quên đó thì sẽ cần phải thông báo và trả lại tài sản đó cho người chủ sở hữu hợp pháp của nó. Còn đối với trường hợp mà người nhặt được tài sản bị đánh rơi và bỏ quên không biết địa chỉ của chủ sở hữu hợp pháp thì phải tiến hành hoạt động thông báo và giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất khi nhặt được tài sản bị đánh rơi để thông báo công khai cho chủ sở hiểu biết và nhận lại.
Hiện nay pháp luật quy định rằng, sau khoảng thời gian 1 năm được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi và bỏ quên mà vẫn không xác định được chủ sở hữu hợp pháp, hoặc đã xác định được chủ sở hữu hợp pháp tuy nhiên người này không đến nhận tài sản thì quyền sở hữu tài sản đó sẽ được xác định theo quy định của pháp luật. Quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật bị người khác đánh rơi và bỏ quên hiện nay được ghi nhận cụ thể tại Điều 230 của Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành, cụ thể như sau:
– Nếu tài sản bị đánh rơi, hoặc tài sản do người khác bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay được ghi nhận là 1.800.000 đồng) thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Nếu tài sản bị đánh rơi, hoặc tài sản do người khác bỏ quên có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định (hiện nay được ghi nhận là 1.800.000 đồng) và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về nhà nước;
– Trường hợp tài sản bị đánh rơi, hoặc tài sản do người khác bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước, đồng thời với đó thì người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, người nhặt được tài sản bị đánh rơi hoặc bị bỏ quên mà cố ý không cho trả cho người bị đánh mất họ không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất, thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau.
2. Nhặt được của rơi không trả lại người bị mất có sao không?
Nhìn chung, như đã phân tích ở trên, người nhặt được tài sản bị đánh rơi hoặc bị bỏ quên mà cố ý không cho trả cho người bị đánh mất họ không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất, thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, thì hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.
Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhặt được của rơi không trả lại người bị mất nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Xem thêm: Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?
3. Nếu không tìm được chủ tài sản, sau bao lâu thì người nhặt được của rơi sẽ được sở hữu?
Theo quy định tại Điều 230 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì khi nhặt được tài sản, thì người đặt được phải thực hiện hoạt động sau:
– Nếu người phát hiện ra tài sản mà người khác đánh rơi và bỏ quên mà biết được địa chỉ của những người đã đánh rơi và bỏ quên đó thì sẽ cần phải thông báo và trả lại tài sản đó cho người chủ sở hữu hợp pháp của nó;
– Trường hợp mà người nhặt được tài sản bị đánh rơi và bỏ quên không biết địa chỉ của chủ sở hữu hợp pháp thì phải tiến hành hoạt động thông báo và giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất khi nhặt được tài sản bị đánh rơi để thông báo công khai cho chủ sở hiểu biết và nhận lại.
Sau 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo công khai về tài sản mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì:
– Tài sản ≤ 10 lần mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật thì người nhặt được sẽ sở hữu tài sản này;
– Tài sản > 10 lần mức lương cơ sở thì người nhặt được hưởng 10 lần mức lương cơ sở và 50% phần giá trị vượt quá, 50% còn lại của phần vượt quá sẽ thuộc về Nhà nước.
– Tài sản thuộc di tích lịch sử, văn hóa: Sẽ thuộc về Nhà nước, ngoài ra thì người nhặt sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng, cụ thể như sau:
STT | Phần giá trị tài sản | Tỷ lệ thưởng (%) |
1 | Đến 10 triệu đồng | 30 |
2 | Từ trên 10 – 100 triệu đồng | 15 |
3 | Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng | 7 |
4 | Từ trên 01 – 10 tỷ đồng | 1 |
5 | Trên 10 tỷ đồng | 0,5 |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Xem thêm: Nhặt được tài sản bỏ rơi, sau bao lâu thì có quyền sở hữu?
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.