Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa? Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa?
Pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành đã có những quy định về nội quy phiên tòa mà mỗi chủ thể khi tham gia hoặc tham dự phiên tòa đều có trách nhiệm phải tuân thủ những nội quy đó. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp do sự mâu thuẫn quá gay gắt mà tại phiên tòa dân sự xảy ra những trường hợp vi phạm hoặc có những trường hợp cố tình vi phạm nội quy phiên tòa. Để giải quyết những vấn đề đó,
* Cơ sở pháp lý:
–
–
–
1. Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa
Các hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự là bảo đảm quan trọng để tòa án giải quyết đúng vụ việc dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự phải quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng, quy định về trình tự, thủ tục tố tụng dân để các hoạt động tố tụng dân sự được tiến hành một cách đúng đắn. Và bên cạnh đó, từ yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải có những quy định nhằm xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình các chủ thể tiến hành tố tụng dân sự. Các hành vi như hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của tòa án, vi phạm nội quy phiên tòa.. này được gọi là hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Từ đó, có thể nhận định hành vi vi phạm nội quy phiên tòa là hành vi cản trở hoạt động tố tụng là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa này là hành vi trái pháp luật của cá nhân khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ án dân sự. Các cá nhân này có thể là đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự; người nhà đương sự,….. Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa được thực hiện trong quá trình tòa án tiến hành phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự. Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa đã gây trở ngại cho các hoạt động xét xử vụ việc dân sự của tòa án.
Pháp luật tố tụng dân sự quy định nội quy phiên tòa nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi gây tổn hại đến an ninh, an toàn cho những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, đông thời nhằm bảo đảm sự tôn trọng pháp luật; bảo đảm các thủ tục ở tại phiên tòa diễn ra đúng quy định của pháp luật từ đó mới đảm bảo được việc giải quyết vụ việc dân sự tuân thủ pháp luật. Nội quy phiên tòa được quy định tại Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo đó thì điều luật này quy định rất cụ thể từ trang phục, tác phong của người tham gia phiên tòa cũng như quy định về những điều cấm, những điều được làm mà các chủ thể phải tuân thủ khi tham gia phiên tòa.
Từ mặt lí luận, có thể nhận thấy nếu xảy ra các hành vi vi phạm nội quy phiên tòa thì việc pháp luật quy định về nội quy phiên tòa sẽ không phát huy được tác dụng của nó mà còn thể gây ra hoặc để lại những hậu quả từ ít nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, có những hậu quả mà không thể khắc phục được.
Các hành vi vi phạm nội quy phiên tòa được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như người tham gia phiên tòa khi khi vào phòng xử án chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa (bảo vệ của Tòa án) hoặc cá nhân khi tham gia phiên tòa lại mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, hoặc mang theo những đồ vật cấm lưu hành; thậm chí có những trường hợp người tham gia phiên tòa thực hiện hành vi truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, mà những đơn, khẩu hiệu, tài liệu, đồ vật được truyền bán trong phiên tòa này không phải là những vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hay cũng phải là những vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ việc phiên tòa, hiểu đơn giản ví dụ cá nhân tham gia phiên tòa mang theo súng mà họ không phải là lực lượng công an được phân công giao nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
Trên thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp các nhà báo, phóng viên tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa cố tình không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, thông thường khi các cá nhân này tham gia phiên tòa sẽ được Chủ tọa phân công về khu vực tác nghiệp nhưng họ lại không tuân thủ, hoặc nhiều trường hợp các nhà báo, phóng viên tự ý ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử mà đáng lẽ họ phải nhận được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa thì mới được tiến hành ghi âm, ghi hình hay tương tự các nhà báo, phóng viên cũng tự ý ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác mà không được sự đồng ý của họ. Và cũng có nhiều trường hợp người tham dự phiên tòa như đương sự, người nhà của đương sự, khi tham gia phiên tòa có thái độ không tôn trọng hội đồng xét xử, mất trật tự và không tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
Khi có hành vi vi vi phạm phiên tòa diễn ra đặt ra vấn đề cần tiến hành xử lý các hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm này nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn, mặt khác tăng cường được kỉ luật, kỷ cương trong xã hội, góp phần giáo dục mọi người tôn trọng tòa án, cơ quan thi hành án, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
2. Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa
Tại Điều 491 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa như sau:
“Điều 491. Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa
1. Người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa quy định tại Điều 234 của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị chủ tọa phiên tòa xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này rời khỏi phòng xử án. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên tòa.
3. Trường hợp người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Tòa án có quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Quy định tại Điều này cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án.”
Từ quy định này, thì chủ thể có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm phiên tòa đó chính là Chủ tọa phiên tòa đang tiến hành xét xử, điều hành phiên tòa. Việc xử lý hành vi vi phạm phiên tòa sẽ căn cứ theo mức độ vi phạm, thái độ của người có hành vi vi phạm để quyết định xử lý, có thể là cảnh cáo, nhắc nhở, buộc rời khỏi phiên tòa, xử phạt vi phạm hành chính thậm chí có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa.
Khi nhắc nhở, cảnh cáo người có hành vi vi vi phạm nội quy phiên tòa thường áp dụng đối với hành vi có lỗi vô ý cũng như mức độ vi phạm nhỏ, không gây quá nhiều ảnh hưởng. Chủ tọa phiên tòa sẽ yêu cầu người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa cam kết không được vi phạm và họ sẽ được tiếp tục tham gia phiên tòa. Đối với những trường hợp cần buộc người vi phạm ra khỏi phiên tòa, thì cán bộ thuộc Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa có trách nhiệm yêu cầu cá nhân có hành vi vi phạm buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên tòa theo quyết định xử lý của chủ tọa phiên tòa.
Còn tại
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;” (Điều 5)
Theo quy định này, thì Chủ tọa phiên tòa sẽ ban hành
Đối với những trường hợp hành vi vi phạm phiên tòa có dấu hiệu của tội phạm, thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình sự. Căn cứ để khởi tố đó chính là hành vi vi phạm nội quy phiên tòa có các dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 391