Nghỉ việc báo trước 30 ngày thường hay 30 ngày làm việc? Hậu quả pháp lý khi người lao động nghỉ việc không báo trước? Các hình thức thông báo nghỉ việc? Người lao động có phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc?
Trong giai đoạn hiện nay, việc chấm dứt hợp đồng lao động được xem là một sự kiện pháp lí rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lí của việc chấm dứt hợp đồng lao động là sự kết thúc quan hệ lao động và trong một số trường hợp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, thu nhập, cuộc sống của người lao động thậm chí của cả gia đình họ, gây ra những xáo trộn lao động trong đơn vị và việc này cũng có thể gây thiệt hại cho chủ thể là người sử dụng lao động. Chính vì vậy, khi các chủ thể muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người lao động cần hiểu rõ các quy định về vấn đề này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khi người lao động xin nghỉ việc phải báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động năm 2019.
Mục lục bài viết
1. Nghỉ việc báo trước 30 ngày thường hay 30 ngày làm việc?
Theo quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động cụ thể tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 có nội dung như sau:
– Chủ thể là người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho các chủ thể là người sử dụng lao động như sau:
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng.
+ Và, đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn phải báo trước cho người sử dụng lao động sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Chủ thể là người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp cụ thể sau đây:
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp không bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2019.
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động năm 2019.
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019.
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp người sử dụng lao động đã cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019 và điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, ta nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay, không có quy định nào của pháp luật Lao động yêu cầu các chủ thể là người lao động sẽ có trách nhiệm cần phải báo trước số ngày tính theo ngày làm việc hay ngày thường. Chính bởi vì thế mà số ngày báo trước 30 ngày có thể lựa chọn ngày thường hoặc các chủ thể cũng có thể lựa chọn là ngày làm việc mà đều có thể được chấp nhận.
2. Hậu quả pháp lý khi người lao động nghỉ việc không báo trước:
Khi các chủ thể là người lao động nghỉ việc mà không báo trước theo quy định của pháp luật thì các chủ thể là người lao động sẽ phải chịu hậu quả pháp lý như sau:
– Người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc.
– Người lao động sẽ phải bồi thường cho người lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày thông báo trước.
– Người lao động sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động năm 2019.
Nhu vậy, pháp luật hiện hành cũng đã quy định khá cụ thể về hậu quả pháp lý khi người lao động nghỉ việc mà không báo trước. Việc quy định như thế này là hoàn toàn hợp lý và có những ý nghĩa rất quan trọng, giúp đảm bảo quyền lợi của các chủ thể là những người sử dụng lao động.
3. Các hình thức thông báo nghỉ việc:
Ta nhận thấy rằng, thực tế thì pháp luật Lao động hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể nào về hình thức
Tuy nhiên cũng có một vấn đề cần đặc biệt lưu ý đó là vấn đề chứng minh chủ thể là người sử dụng lao động đã nhận được thông báo nghỉ việc từ các chủ thể là người lao động.
Đối với trường hợp thông báo bằng lời nói (thông báo miệng) thì sẽ cần phải có người làm chứng hoặc bản ghi âm, ghi hình để nhằm mục đích xác định là người lao động đã thông báo và chủ thể là người sử dụng lao động đã nhận được thông báo. Việc thông báo bằng lời nói (thông báo miệng) này dẫn tới một số rắc rối khi say này khi chứng minh bản ghi âm, ghi hình hoặc người làm chứng.
Chính bởi vì thế mà thông báo bằng văn bản hoặc qua email trong giai đoạn hiện nay đang là một lựa chọn được ưu tiên lựa chọn nhất. Để nhằm mục đích có thể bảo đảm các chủ thể là người lao động có bằng chứng rõ ràng, thuyết phục, không gây ra những trở ngại cho quá trình xác minh.
Ta nhận thấy rằng, việc giải quyết hậu quả pháp lý của quá trình chấm dứt hợp đồng lao động trong giai đoạn hiện nay nói chung đã có sự chú ý nhiều hơn đến quyền lợi của chủ thể là người lao động. Thực tế khi các chủ thể áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp là một thủ tục không có gì phức tạp về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thường thì sẽ có sự xảy ra tranh chấp lao động. Vì vậy, để nhằm mục đích có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, các chủ thể là những người lao động cần chú ý một số nội dung được nêu cụ thể bên trên trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp động lao động trước thời hạn.
4. Người lao động có phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc?
Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ yêu cầu các chủ thể là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn thì sẽ cần phải báo trước ít nhất là 45 ngày.
Trong thời gian 45 ngày này, hợp đồng lao động của các chủ thể thực chất vẫn có hiệu lực nên các chủ thể là những người lao động vẫn có trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc, người lao động sẽ cần phải tuân thủ nội quy lao động, các quy định về thời gian giờ làm việc của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó thì, chủ thể là người lao động cũng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi theo pháp luật lao động và căn cứ cụ thể theo thỏa thuận giữa các bên, trong đó người lao động có quyền được nghỉ hằng tuần; nghỉ lễ, Tết; nghỉ phép năm; nghỉ việc riêng; nghỉ hưởng chế độ ốm đau và một số các chế độ khác.
Mặt khác, pháp luật nước ta hiện nay cũng không có quy định nào buộc người lao động phải làm việc đủ 45 ngày báo trước thì mới được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp.
Chính bởi vì nguyên nhân đó, các chủ thể là những người lao động không bắt buộc phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc. Trong thời gian 45 ngày báo trước khi nghỉ việc này, người lao động vẫn có thể xin nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ không lương và những chế độ khác.
Cũng cần lưu ý rằng nếu như người lao động vẫn chưa hết thời gian báo trước mà tự ý bỏ việc, chủ thể là người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật.
Lúc này, chủ thể là người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp các khoản tiền sau:
– Người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
– Người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với tiền lương trong hợp đồng tương ứng với những ngày không báo trước.
– Người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp chi phí đào tạo đối với trường hợp được đào tạo nghề từ kinh phí của doanh nghiệp.