Hành lang an toàn đường bộ là phần đất được sử dụng để đảm bảo an toàn ngăn cách đường với với công trình xây dựng, nhà ở... Vậy, xây hàng rào, xây nhà trên hành lang an toàn đường bộ có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt vi phạm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định chung về hành lang an toàn đường bộ:
- 2 2. Người dân có được tự ý xây hàng rào, xây nhà trên hành lang an toàn đường bộ không?
- 3 3. Có được sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích cá nhân không?
- 4 4. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ:
- 5 5. Thẩm quyền của UBND trong việc xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất hành lang an toàn đường bộ?
1. Quy định chung về hành lang an toàn đường bộ:
1.1. Hành lang an toàn đường bộ được hiểu như thế nào?
Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ khi xây dựng các làn đường thì đất dọc hai bên đường sẽ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên được xác định là hành lang an toàn. Việc xây dựng hành lang an toàn này để ngăn cách và đảm bảo tối đa an toàn giao thông giữa các phương tiện và giữa dân cư với đường đi. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 2 điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định đường bộ gồm đường cầu đường bộ hầm đường bộ bến phà đường bộ.
1.2. Cách xác định hành lang an toàn đường bộ:
Hành lang an toàn đường bộ được hình thành trên dọc các con đường đã xây dựng. Hình thành hành lang này có thể xuất hiện tại các đô thị hoặc các đường phố tại nông thôn, đường cao tốc… Điều này đã được ghi nhận tại Điều 15 Nghị định 11/2010 NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị Định 12/ 2013 NĐ-CP quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:
– Đường đi nằm ngoài đô thị: diện tích hành lang an toàn đường bộ sẽ căn cứ theo các kỹ thuật của đường dựa theo quy hoạch phạm vi hành lang tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên đó là: trường hợp đường thuộc cấp I, cấp II thì diện tích là 17 mét; đường cấp III thì khoảng cách là 13 mét ; 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V; 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V;
– Đối với đường đô thị cách xác định hành lang an toàn là dựa theo chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Diện tích hành lang nằm trên đường cao tốc ngoài đô thị thì khoảng cách tính từ đất của đường bộ sang mỗi bên là 17 mét. Trong trường hợp xác định khoảng cách của cầu cạn và hầm thì sẽ tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng, khoảng cách hai bên là 20 mét. Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này;
– Đường cao tốc trong đô thị: Hành lang an toàn trong hầm và cầu cạn thì khoảng cách không nhỏ hơn 10 m tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng. Ranh giới để xác định hành lang này là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tính từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ thì khoảng cách không nhỏ hơn 10 m đối với đường cao tốc không có đường bên.
2. Người dân có được tự ý xây hàng rào, xây nhà trên hành lang an toàn đường bộ không?
Việc xây dựng hàng rào trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được thực hiện bởi tổ chức trực tiếp quản lý công trình hoặc những cơ quan nhà nước có trách nhiệm chủ trì phối hợp ví dụ như Uỷ ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên môi trường nơi mà công trình này đã được xây dựng và phải rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình. Quy định này đã được ghi nhận tại khoản 4 Điều 56
Trên thực tế, việc sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình và trường hợp hoạt động của công trình này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân thì người dân có quyền yêu cầu cơ quan có chức năng quản lý đối với công trình tiến hành việc thẩm định xem xét các mức độ ảnh hưởng. Nếu việc vi phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đưa ra quyết định thu hồi đất. Việc quyết định thu hồi này thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu đất đó là thuộc hộ dân hộ gia đình và cá nhân;
Trường hợp nhận thấy việc sử dụng đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ an toàn công trình thì trách nhiệm thuộc về chủ công trình và người sử dụng đất phải có những biện pháp nhất định đã khắc phục. Đặc biệt nếu chủ công trình không thực hiện việc khắc phục này thì có thể dẫn đến đất sẽ bị thu hồi và đương nhiên người có đất thu hồi sẽ được bồi thường hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật và hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có từ trước;
Với những thông tin đã phân tích ở trên người dân có thể hiểu được rằng việc xây dựng hàng rào trên hành lang an toàn đường bộ không hoàn toàn bị nghiêm cấm tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện như sau: thứ nhất, phần đất này nằm trong phần diện tích sử dụng đất của gia đình và gia đình nhận thấy việc rào chắn là thật sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho các cá nhân và hộ gia đình nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn đường bộ và có sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
3. Có được sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích cá nhân không?
Về bản chất, khi quy định về khoảng cách diện tích đất hành lang an toàn đường bộ thì nhà nước muốn đảm bảo việc an toàn của cá nhân, hộ gia đình khi các công trình nhà ở làm sát bên đường giao thông. Vậy có thể hiểu đơn giản việc xây dựng nhà ở, hay bất kỳ hành động tận dụng đất hành lang vì mục đích riêng là hoàn toàn bị nghiêm cấm. Điều này được căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 cụ thể như sau:
Đường bộ bao gồm các loại đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ. Như vậy đất hành lang cũng là nằm trong phạm vi quản lý của nhà nước và các cá nhân tổ chức hộ gia đình không thể lấn chiếm lấy diện tích này. Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã quy định: phạm vi đất dành cho đường bộ không được xây dựng các công trình khác trừ một số các công trình thiết yếu mà không thể nào bố trí trên một cái diện tích nào khác và đặc biệt khi xây dựng phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Các công trình này thường liên quan đến việc phục vụ an ninh quốc phòng, công trình phục vụ quản lý khai thác đường bộ, các công trình phục vụ dịch vụ công như điện lực, viễn thông hoặc đường ống cấp thoát nước, xăng dầu;
Như vậy với những phân tích ở trên, người dân có thể dễ dàng hiểu được phạm vi đất dành cho đường bộ thì không được xây dựng thêm bất kỳ một công trình nào khác ngoại trừ một số công trình thiết yếu đã có sự xin phép và được chấp nhận nhận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền người dân đặc biệt cần lưu ý với quy định này để tránh trường hợp khi xảy ra vi phạm thì sẽ bị xử phạt.
4. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ:
Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm quy định về sử dụng khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính. Điều này đã được quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019 NĐ-CP. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận thấy việc sự chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ mà người dân dùng để xây dựng nhà ở thì sẽ có căn cứ để đưa ra các hình phạt ngoài ra việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị áp dụng thêm các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả ví dụ buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Mức phạt tiền áp dụng đối với từng đối tượng sẽ có một mức phạt khác nhau, cụ thể: đối với cá nhân sẽ phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng, còn với tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
5. Thẩm quyền của UBND trong việc xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất hành lang an toàn đường bộ?
Khi nhận thấy hành vi vi phạm xây dựng các công trình, hoặc rào chắn trên đất hành lang an toàn đường bộ thì cơ quan có thẩm quyền cần có sự can thiệp kịp thời để ngăn chặn các hành vi vi phạm này diễn ra và gây ảnh hưởng đến những cá nhân, hộ gia đình xung quanh. Căn cứ vào các hành vi vi phạm, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho cộng đồng thì tùy từng hành vi sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết khác nhau. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
–
–
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.