Quy định về tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên? Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên?
Trong đời sống thường ngày thì việc một cá nhân có tài sản mà vô tình bị đánh rơi hoặc bỏ quên bỏ quên là điều rất phổ biến sảy ra. Do đó, đề chủ nhân của những tài sản bị đánh rơi hoặc bỏ quyên đó có thể tìm được phần tài sản này của mình thì pháp luật đã đưa ra những quy định về việc người nhặt được tài sản của người khác bị đánh rơi, bỏ quên thì phải trả lại người có tài sản bị đánh rơi, bỏ quên này hoặc phải giao cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất. Bên cạnh việc pháp luật quy định như vậy thì cũng có những trường hợp người nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên cố ý che giấu không trả lại cho người có tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Vậy việc pháp luật hiện hành nước ta quy định về vấn đề xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên có nội dung như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quy bạn đọc nội dung chi tiết về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên
Trên cơ sở quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có quy định về quyền sở hữu như sau: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật ”.
Trong đó, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không phải là chủ sở hữu. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hương hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Đồng thời, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản…
Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là những tài sản có chủ sở hữu nhưng do những lý do khách quan hoặc chủ quan từ chính chủ sở hữu hoặc người đang quản lý mà tài sản không còn nằm trong sự chi phối, chiếm hữu của các chủ thể đó. Nếu tài sản được phát hiện trên đường đi, vỉa hè.. thì thường được xác định là tài sản bị đánh rơi. Ngược lại, nếu tài sản được xác định ở những vị trí thường được lựa chọn để đồ thì thường được xác định là tài sản bị bỏ quên.
2. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên
Việc xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản phải được xác lập theo các căn cứ xác lập quyền sở hữu quy định tại Điều 221 Bộ luật dân sự 2015, trong đó có việc chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. Căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 221 chỉ có thể áp dụng với các tài sản là động sản vì chỉ có động sản mới có thể dịch chuyển, di rời mà không làm ảnh hưởng đến tính năng, công dụng của nó. Kể từ thời điểm tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, chủ sở hữu chưa mất quyền sở hữu của mình đối với tài sản.
Do vậy, người phát hiện ra tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó. Trường hợp nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên được quy định tại Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định tại điều luật nêu ở trên có thể thấy sau thời gian là một năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định khi tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản được thực hiện như sau:
+ Nếu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước. Người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, cũng được xác định dựa trên nội dung của điều luật vừa được nêu thì Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Người nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cố ý không trao trả cho người đánh mất hoặc không giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Từ quy định về việc xử phạt đối với những hàng vi nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cố ý không trao trả cho người đánh mất hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm e, khoản 2 Điều 15 của
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tội giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật nước ta đã quy định rất chặt chẽ về vấn đề tài sản bị đánh rơi, bỏ quên để nhằm mục đích người có tài sản bị đánh rơi bỏ quên này có thể tìm lại phần tài sản bị mất của mình. Bên cạnh đó cũng nhằm mục đích để người nhặt được phần tài sản này phải trả lại cho người là chủ tài sản hoặc giao cho cơ quan có thẩm quyền và không thực hiện hành vi chiếm hữu phần tài sản của người khác. Đối với những hành vi cố ý giữ tài sản của người khác khi nhặt được mà có giá trị thấp thì sẽ bị xử phạt hành chính còn đối với việc cố tình không trả đối với tài sản trị giá từ 10 triều trở lên thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự.