Việc ủy quyền của chủ doanh nghiệp cho người ngoài công ty. Quy định pháp luật hiện hành về việc cá nhân ủy quyền cho người khác.
Việc ủy quyền của chủ doanh nghiệp cho người ngoài công ty. Quy định pháp luật hiện hành về việc cá nhân ủy quyền cho người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Chủ Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam ủy quyền cho con ruột, không phải thành viên công ty trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy việc làm
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 1 Điều 122 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”
Như vậy, nếu thoả mãn các điều kiện trên, việc chủ doanh nghiệp uỷ quyền cho người khác để điều hành hoạt động công ty hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên việc uỷ quyền phải được lập thành hợp đồng, văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005:
“Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;
b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.”
Như vậy, việc ủy quyền cho người con, là người ngoài công ty giống như cá nhân ủy quyền cho cá nhân. Việc ủy quyền vẫn thực hiện bình thường nhưng người ủy quyền thêm trách nhiệm giải trình và đưa ra lý do hợp lý cho việc ủy quyền trước Ban Giám đốc Công ty, Hội Đồng Quản Trị theo Khoản 4 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014:
“Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải
thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi nguời đại diện theo ủy quyền;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền;
d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
Ngoài ra, người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện theo Khoản 5 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.”
Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức:
“1. Người đại diện theo ủy quyền nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đối với người đại diện theo ủy quyền trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tương ứng tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực đối với bên thứ ba.
2. Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền.
3. Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc ủy quyền chỉ mang tính chất là “ký thay”, còn trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ phải là Công ty, người ủy quyền chịu trách nhiệm cuối cùng. Người được ủy quyền chỉ có quyền hạn trong phạm vi nội dung được ủy quyền bằng văn bản.
Do đó, việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động nếu được chủ doanh nghiệp ủy quyền thì người được ủy quyền mới được phép ký kết. Nếu có sai sót xảy ra thì người ủy quyền sẽ là người chịu trách nhiệm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Có được phép ủy quyền đăng ký hộ tịch?
– Quyền hạn của bên được ủy quyền chuyển nhượng đất
– Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà bằng miệng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại