Hiểu về khái niệm thị trường cũng như các yếu tố cấu thành thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra chiến lược và sử dụng để phục vụ cho các mục đích kinh doanh hiệu quả và hoàn thiện hơn. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường:
Một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng như:
– Vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất:
Khi một người mang hàng hóa ra bán trên thị trường, hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng tốt khiến người mua hài lòng thì bán được, người bán có lãi, tiếp tục hoạt động có thể mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại khi một người mang hàng hóa ra bán trên thị trường, hàng hóa nào không phù hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng kém khiến người mua không hài lòng, không bán được, người bán thu lỗ. Vì vậy có thể thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc chuyển sang sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa khác.
=> Chức năng thông tin giúp người sản xuất kinh doanh đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời để thu lợi nhuận.
– Vận dụng các chức năng của thị trường đối với người người tiêu dùng:
Người mua cũng căn cứ vào chất lượng, nhu cầu của bản thân và những thông tin trên thị trường để mua có lợi nhất.
2. Khái niệm thị trường và yếu tố tạo nên thị trường:
Thị trường là nơi mà các giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay con người được thực hiệ để nhằm mục đích mang lại giá trị cho các bên. Hiểu theo nghĩa mở rộng thì thị trường là tổng thể của tất cả các mối quan hệ về cung cầu, giá cả, cạnh tranh mà trong đó xác định được giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Nói cách khác, thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định. Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa. Dù là thị trường đơn giản hay thị trường hiện đại đều có sự tác động của các yếu tố cấu thành thị này.
Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi, lưu thông hàng hóa. Đầu tiên trong sản xuất hàng hóa là thị trường sản phẩm, thị trường các tư liệu tiêu dùng. Sau đó là thị trường tư liệu sản xuất, từ thị trường tư liệu sản xuất đến thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Đồng thời, khi quy mô các quan hệ kinh tế được mở rộng, thì thị trường cũng phát triển: từ thị trường địa phương, thị trường khu vực tới thị trường cả nước, sau đó là thị trường quốc tế; từ thị trường cạnh tranh không hoàn hảo tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang tính độc quyền, độc quyền mang tính cạnh tranh; từ thị trường không có sự điều tiết, tự do vô chính phủ, đến thị trường có sự điều tiết của nhà nước
Đặc tính thị trường là một tập hợp tất cả các đặc điểm của một thị trường thể hiện ra môi trường kinh tế mà ở đó các doanh nghiệp hoạt động ở bên trong. Cấu trúc thị trường có khả năng tác động đến mức độ quyền điều chỉnh giá của các doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Các đặc tính thị trường phổ biến hiện nay có thể kể đến như thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và không có mặt hàng nào khác thay thế. Sự độc quyền thể hiện ở tính bản quyền, quy định của chính phủ, các yếu tố đầu vào và khả năng độc quyền tự nhiên. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm tuy nhiên mỗi một đơn vị lại kiểm soát giá cả của mình một cách độc lập. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp không có quyền chi phối giá của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Nền kinh tế thị trường tạo nện một cơ chế phân bổ nguồn lực cho việc sản xuất. Ở cơ chế thị trường, cung cầu thay đổi mang đến các phản ánh giá cả hàng hóa. Nói cách khác là những người mua và người bán tác động lẫn nhau. Ngoài ra, có một số hàng hóa với sự quản lý và kiểm soát giá của nhà nước. Chính sự lên xuống của giá cả lại dẫn dắt người ta sản xuất nhiều hay ít hơn. Từ đó phản ánh các tính chất sôi động hay giá trị tạo ra trong thị trường. Như vậy một thị trường sôi động là nơi diễn ra các hoạt động cạnh tranh lành mạnh. Từ đó cùng nhau thúc đẩy tiềm năng và đưa các giá trị thị trường phản ánh với tính chất cao hơn. Trong bất cứ thị trường nào cũng có yếu tố tham gia quản lý của nhà nước. Đối với bảo đảm các quyền của chính chủ thể này. Bên cạnh các lợi ích mang đến cho các chủ thể, nhằm phát triển kinh tế. Trong thị trường, các đối tượng thực hiện giao dịch được gọi chung là sản phẩm. Đây là các hàng hóa hay dịch vụ được bên cung đưa ra thị trường. Và cũng là các phản ánh cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Muốn tạo nên một thị trường hoàn chỉnh đòi hỏi cần đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố là chủ thể tham gia, khách thể và giá cả:
– Chủ thể: Là toàn bộ các cá nhân, tổ chức có năng lực và hành vi pháp luật thực hiện các giao dịch, trao đổi hàng hóa với nhau. Hiểu đơn giản thì chủ thể tham gia thị trường là người bán và người mua, trung gian hay giám sát, quản lý thị trường.
– Khách thể: Là những sản phẩm, dịch vụ hay là cả sức lao động mà người tham gia thị trường hướng đến, những tài sản này có thể là những sản phẩm hữu hình như lương thực, thực phẩm, tiền tệ hay các giá trị vô hình như thương hiệu, bản quyền.
– Giá cả: Là những giá trị được cấu thành dựa trên cung cầu của hàng hóa trên thị trường, giá sẽ giảm khi cung nhiều hơn cầu và ngược lại.
3. Chức năng của thị trường:
Thị trường có 3 chức năng chính như sau:
– Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán, việc hàng hóa được sản xuất ra thì cần phải có người mua để tiêu thụ hàng hóa. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì xã hội đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó. Nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận.Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó. Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được thị trường chấp nhận.
– Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hóa, giá cả, chất lượng…
Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thị trường cho người sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu.Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.
– Chức năng điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.